Thực hiện theo các mẹo mang thai đơn giản về an toàn và dinh dưỡng để giữ sức khỏe trong suốt chín tháng trước khi em bé đến. Dưới đây là tổng hợp 7 lời khuyên hữu ích giúp cho mẹ bầu khỏe mạnh trong suốt thời kỳ mang thai.
7 lời khuyên hữu ích giúp mẹ bầu, phụ nữ mang thai khỏe mạnh hơn
1. Giữ sức khỏe khi mang thai
Nếu bạn đang mang thai hoặc nghĩ về việc sẽ có thai, có lẽ bạn biết một số lời khuyên cơ bản về việc tự chăm sóc bản thân và em bé như: Không hút thuốc hoặc có khói thuốc lá gần khu vực không khí xung quanh bạn. Không uống rượu bia và luôn có chế độ làm việc phù hợp. Một vài lời khuyên hữu ích có thể giúp bạn đảm bảo sự phát triển trước khi sinh an toàn và khỏe mạnh.
[caption id="attachment_3445" align="aligncenter" width="800"] Giữ sức khỏe khi mang thai[/caption]
2. Uống vitamin trước khi sinh
Ngay cả khi bạn vẫn đang cố gắng thụ thai, uống vitamin trước khi sinh là một ý tưởng thông minh. Nó sẽ rất tốt cho hệ thần kinh của bé trong tháng đầu tiên của thai kỳ, vì vậy điều quan trọng là bạn cần có các chất dinh dưỡng thiết yếu, như axit folic, canxi và sắt, ngay từ đầu.
Vitamin trước khi sinh có sẵn tại quầy hầu hết các cửa hàng thuốc, hoặc bạn có thể mua theo đơn của bác sĩ. Nếu trong quá trình sử dụng cảm thấy buồn nôn, hãy thử dùng thuốc vào ban đêm hoặc sử dụng kèm một bữa ăn nhẹ. Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng cũng có thể giảm hiện tượng buồn nôn khi dùng vitamin.
[caption id="attachment_3446" align="aligncenter" width="800"] Uống vitamin rất cần thiết cho mẹ bầu[/caption]
3. Duy trì hoạt động tập thể dục khi mang thai
Duy trì hoạt động rất quan trọng đối với sức khỏe nói chung và có thể giúp bạn giảm căn thẳng, kiểm soát cân nặng, cải thiện lưu thông máu, tăng cường tâm trạng và ngủ ngon hơn. Tham gia lớp tập thể dục khi mang thai hoặc đi bộ ít nhất 15 - 20 phút mỗi ngày với tốc độ vừa phải, trong khu vực mát mẻ, có bóng râm hoặc trong nhà để tránh quá nóng.
Yoga, bơi lội và đi bộ cũng là những hoạt động tuyệt vời cho hầu hết phụ nữ mang thai, nhưng hãy chắc chắn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục nào. Mục tiêu của bạn có thể là 30 phút tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần. Tuy nhiên, hãy lắng nghe cơ thể của bạn và tập luyện cho phù hợp với thể trạng cơ thể.
4. Viết trước kế hoạch sinh
Bạn nên viết trước một bản kế hoạch và đưa cho người nhà trước khi chuyển dạ. Ở một vài địa phương có những phong tục khác nhau khi sinh. bạn nên viết trước một vài lưu ý cho người nhà như:
- Muốn có mặt ai, bao gồm trẻ em hoặc anh chị em của bé
- Các thủ tục bạn muốn tránh
- Những vị trí bạn cảm thấy thoải mái khi chuyển dạ
- Quần áo bạn muốn mặc
- Bạn muốn âm nhạc hay điểm gì đặc biệt khi chuyển dạ
- Bạn muốn dùng thuốc giảm đau loại nào
- Sẽ phải làm gì nếu có biến chứng sau khi sinh, hoặc khó sinh
5. Trong quá trình mang bầu nên trau dồi thêm kiến thức về nuôi dạy trẻ
Ngay cả khi đây không phải là con đầu lòng của bạn, tham gia lớp học sinh nở sẽ giúp bạn cảm thấy chuẩn bị tốt hơn cho việc sinh nở. Bạn không chỉ có cơ hội tìm hiểu thêm về sinh nở và cách chăm sóc trẻ sơ sinh, mà bạn còn có thể đặt câu hỏi cụ thể và nói lên tất cả mốt quan tâm, chia sẻ nó với giáo viên và những mẹ bầu khác.
Thời điểm mang thai cũng là thời điểm tốt để kiểm tra tiền sử sức khỏe trong gia đình bạn. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về các vấn đề với việc mang thai trong quá khứ, và báo cáo bất kỳ trường hợp nào bị dị tật bẩm sinh trong gia đình.
Xem thêm: Mách mẹ mẹo dân gian giúp bé nhanh biết nói hiệu quả bất ngờ
[caption id="attachment_3447" align="aligncenter" width="800"] mẹ bầu nên trau dồi kiến thức khi mang thai[/caption]
6. Thực hiện bài tập Kegels
Các bài tập Kegel tăng cường cơ sàn chậu, hỗ trợ bàng quang, ruột và tử cung của bạn. Thực hiện bài tập đơn giản này có thể giúp việc chuyển dạ của bạn dễ dàng hơn và ngăn ngừa các vấn đề sau này. Điều thú vị nhất là không ai biết bạn đang thực hiện bài tập, vì vậy bạn có thể tập kegels trong xe, trong khi bạn đang ngồi làm việc, hoặc thậm chí đứng xếp hàng tại cửa hàng tạp hóa.
Các thực hiện bài tập kegel
- Thực hành vắt như thể bạn đang ngăn dòng nước tiểu khi đi vệ sinh
- Giữ trong ba giây, giau đó thư giãn trong ba giây
- Lặp lại 10 lần
Bài tập đơn giản này sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình chuyển dạ.
7. Thay đổi công việc
Ngay cả những công việc hàng ngày như cọ rửa phòng tắm hoặc nhà cửa cũng có thể trở nên rủi do khi bạn mang thai. Thiếp xúc với hóa chất độc hai, nâng vật nặng hoặc tiếp xúc với vi khuẩn có thể gây hại cho bạn và bé. Dưới đây là danh sách những việc có hại cho mẹ bầu:
- Nâng vật nặng
- Leo trèo lên bệ hoặc thang
- Tiếp xúc với lông thú cưng (không tiếp xúc để tránh các bệnh do ký sinh trùng do chó mèo có thể mang lại)
- Sử dụng hóa chất khắc nghiệt
- Đứng trong thời gian dài, đặc biệt là gần bếp lò nóng
Ngoài ra, đeo găng tay và rửa tay kỹ sau khi xử lý thịt sống hoặc dọn dẹp nhà cửa nơi có nhiều vi khuẩn như nhà vệ sinh...
Tìm hiểu thêm nhiều thông tin dinh dưỡng hữu ích cho mẹ và bé tại đây
(Tác giả: Blog Bảo Hà Spa)
Xem nguyên bài viết tại : 7 lời khuyên hữu ích giúp mẹ bầu, phụ nữ mang thai khỏe mạnh hơn
from Viknews.com - Feed https://ift.tt/2E2kYZ0
via IFTTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét