Từ những tháng đầu đời, trẻ đã có thói quen giao tiếp với mọi người xung quanh bằng mắt hay cử chỉ. Dần dần, trẻ sẽ nói được bằng cách bắt chước người khác. Vậy trẻ mấy tháng biết nói? Như thế nào thì sẽ bị xem là chậm nói và cách khắc phục tình trạng trên? Hãy cùng Viknews Việt Nam tham khảo thêm kiến thức thông qua bài viết dưới đây nhé!
Trẻ mấy tháng sẽ biết nói?
Trước khi nói chuyện được rõ chữ, trẻ chỉ có thể phát ra âm thanh như a, e, o...khiến người nghe không hiểu. Nhưng dần dần, theo thời gian, trẻ sẽ học dần dựa theo ngôn ngữ của những người xung quanh như bố, mẹ, anh, chị, ông, bà...
Dưới đây là một số dấu mốc trong hành trình tập nói của trẻ:
[caption id="attachment_37199" align="alignnone" width="750"] Theo thời gian, trẻ bắt đầu nói được nhiều hơn[/caption]
Thời gian 3-6 tháng tuổi: Trẻ thích thú quan sát mặt những người nói chuyện với mình, thích nghe âm thanh phát ra từ những người xung quanh, nghe thấy tiếng nhạc là tỏ vẻ hứng khởi, tay chân khua khoắng, nhại theo những âm thanh kiểu ngọng ngọng không rõ lời.
Giai đoạn 6-9 tháng tuổi: Trẻ đã bắt đầu bặp bẹ và nói được những từ riêng lẻ như ba, bà, ma…dù nhiều từ chưa rõ nghĩa nhưng cũng đã nhận thức được ai gọi mình, biết thể hiện cảm xúc qua giọng điệu.
Từ 9-12 tháng tuổi: Bé đã bắt đầu phát âm được những từ đơn lẻ rõ ràng hơn như ba, mẹ, ạ, bye và cũng tỏ vẻ hiểu được những câu đơn giản của bố mẹ.
Giai đoạn 12-18 tháng tuổi: Trẻ đã bắt đầu phát âm và nói rõ được các từ đơn giản và cũng biết được những gì đang nói. Trẻ hiểu được một số câu nói của bố mẹ, đơn giản nhất là những câu ra lệnh.
Trẻ từ 18 tháng đến 2 tuổi: Trẻ đã nói được rất nhiều từ đơn giản, biết gọi tên người, đồ vật, con vật, biết bắt trước nói theo lời người lớn dù còn khá ngọng.
Trẻ trên 2 tuổi đến 3 tuổi: Trẻ đãcó thể nói được các từ ghép, những câu ngắn tầm 3, 4 từ. Trẻ đã bắt đầu tiếp thu và ghi nhớ được những sự việc lặp đi lặp lại hằng ngày và nói được ra điều đó.
Trên 3 tuổi: Trẻ đã có vốn từ vựng khá phong phú, trẻ nói được nhiều, tốt và rõ hơn rất nhiều.
Làm sao biết trẻ bị chậm nói?
[caption id="attachment_37200" align="alignnone" width="750"] Có nhiều dấu hiệu nhận biết trẻ bị chậm nói[/caption]
Vậy là mẹ đã biết trẻ mấy tháng biết nói rồi. Bên cạnh đó, mẹ có thể biết trẻ có chậm nói hay không thông qua những dấu hiệu sau:
Mẹ căn cứ theo hành trình tập nói bên trên để nhận biết trẻ bị chậm nói không hoặc quan sát xem bé có biểu hiện nào dưới đây:
- Không để ý khi người khác nói chuyện xung quanh và đặc biệt khi nói chuyện với mình.
- Không có phản ứng khi ai đó gọi tên mình.
- Tỏ ra ngơ ngác, không hiểu những từ hay lệnh đơn giản.
Mẹ cũng nên lưu ý xem có phải trẻ tính trầm hay không, vì nhiều khi đã biết nói, đã hiểu những câu, từ đơn giản nhưng trẻ không thích trò chuyện với người khác.
Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
- Một số cơ quan, bộ phận của trẻ có vấn đề như vòm miệng, lưỡi, tai (thính giác).
- Trẻ bị trầm cảm.
- Trẻ gặp biến cố nào đó về tâm lý.
- Bố mẹ, ông bà hay những thành viên khác trong gia đình ít trò chuyện với trẻ.
- Trẻ hầu như không có mấy cơ hội tiếp xúc với mọi người xung quanh.
Trẻ bị chậm nói có đáng lo không?
Nếu trẻ chậm hơn tương đối so với hành trình tập nói bên trên, biểu hiện là không có mấy hoạt động cử chỉ, chân tay hay chưa nói được gì nhiều dù đã hơn 2 hay 3 tuổi thì đây là biểu hiện của trẻ bị chậm nói.
Trẻ chậm nói dù không gặp vấn đề gì ảnh hưởng đến sức khỏe hay sinh hoạt hằng ngày nhưng có thể gây nên những vấn đề về tâm lý, sự nhanh nhạy của trẻ, sẽ có ít bạn bè, sợ nhưng như vậy sẽ khiến bạn bè xa lánh, bé có thể gặp vấn đề tâm lý như sợ tiếp xúc với người lạ, thường xuyên quấy khóc và dễ bị trầm cảm sau này.
Khắc phục tình trạng trẻ chậm nói
[caption id="attachment_37201" align="aligncenter" width="615"] Bố mẹ nên dành nhiều thời gian hơn để dậy trẻ tập nói[/caption]
Trong nuôi dạy con, để khuyến khích trẻ nói được nhiều hơn, bố mẹ cần thường xuyên động viên và dành nhiều thời gian hợp để tập nói cho trẻ bằng những cách phổ biến sau:
- Cho trẻ học những từ mới đơn giản, yêu cầu trẻ lặp lại những từ mình nói.
- Khen ngợi, động viên mỗi khi thấy trẻ nói tốt.
- Dành thời gian trò chuyện với trẻ nhiều hơn.
- Thường xuyên đọc sách, truyện cho trẻ nghe.
- Thường xuyên hỏi trẻ những câu đơn giản.
- Ra lệnh bằng những câu ngắn để xem nhận thức và phản ứng của trẻ ra sao.
- Tạo cơ hội trẻ trẻ giao lưu, trò chuyện với bạn bè đồng trang lứa.
- Nghĩ ra những trò chơi khiến trẻ thích thú muốn tham gia.
- Cho trẻ tham gia nhiều trò chơi, vận động về thể chất.
- Nếu đã thực hiện hết những điều trên mà tình hình chậm nói của trẻ không tiến triển mấy thì mẹ có thể đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế chuyên về bệnh lý ngôn ngữ.
Thường thì có trẻ biết nói sớm hơn hoặc muộn hơn bạn bè đồng trang lứa. Nếu trẻ biết nói sớm thì mẹ không ngừng khích lệ, giúp trẻ biết nói nhiều hơn. Với những trẻ bị chậm nói, bố mẹ phải dành thời gian trò chuyện và thực hiện theo những lời khuyên trong bài viết để cải thiện vấn đề từng ngày. Hi vọng, mẹ đã biết trẻ mấy tháng biết nói và các vấn đề khác liên quan đến ngôn ngữ của trẻ để có định hướng tốt hơn trong nuôi dạy con.
Xem thêm: Mẹ nên làm gì khi trẻ bị ngứa toàn thân không rõ nguyên nhân
Coi thêm ở : Trẻ mấy tháng biết nói?
from Viknews.com - Feed https://ift.tt/2BHEs4M
via IFTTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét