Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2019

Phụ nữ cần kiêng cữ sau sinh mổ như thế nào?

Sau sinh mổ, kiêng cữ là rất cần thiết để vết thương mau lành và không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ về sau. Tùy mỗi vùng miền mà có những quan niệm khác nhau về kiêng cữ. Đối với những người lần đầu sinh mổ, chắc chắn sẽ có nhiều bỡ ngỡ và lo lắng vì thiếu kinh nghiệm. Hãy cùng Viknews Việt Nam tìm hiểu về những điều mẹ cần kiêng cữ sau sinh mổ trong bài viết sau nhé!

Tại sao phụ nữ cần kiêng cữ sau sinh mổ

Sinh thường hay sinh mổ cũng đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người phụ nữ. So với sinh thường, sinh mổ đau đớn hơn và mất nhiều máu hơn.

[caption id="attachment_44810" align="aligncenter" width="800"]kiêng cữ sau sinh mổ Tại sao phụ nữ cần kiêng cữ sau sinh mổ[/caption]

Bên cạnh đó, sự thay đổi về hóc môn cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trí. Cơ thể người phụ nữ sẽ bị yếu đi rất yếu, miễn dịch kém đi nên dễ mắc nhiều bệnh hậu sản. Chính vì thế, kiêng cữ sau sinh mổ là rất cần thiết để chị em phục hồi, sớm lấy lại sức, giảm cảm giác đau đớn sau sinh, ổn định tâm lý, duy trì nguồn sữa để đảm bảo sức khỏe sau này.

Thời gian kiêng cữ dài hay ngắn còn tùy mức độ phục hồi, tinh thần, sức khỏe, cũng như cơ địa, cách chăm sóc bản thân của mỗi người.

Những điều chị em cần kiêng cữ sau sinh mổ

Về ăn uống

  • Trong thời gian kiêng cữ, chị em không nên ăn đồ chua, uống đồ lạnh, ăn uống phải đủ chất nhưng kiêng rau cải bẹ, cải đắng gây tiểu són; kiêng ăn thịt trâu, thịt lợn không được kho mặn vì ăn đồ mặn sẽ tê chân tay.
  • Không ăn cá tanh, tôm cần lột vỏ trước khi ăn để tránh bị dị ứng. Trái cây không ăn loại có vị chua hay gây nóng người như xoài, nhãn, sầu riêng...
  • Không ăn đồ ăn cay, nóng, dễ gây táo bón. Tránh ăn đồ ăn gây sẹo lồi như thịt gà, rau muống, đồ nếp.

[caption id="attachment_44811" align="aligncenter" width="600"]kiêng cữ sau sinh mổ Kiêng ăn thịt gà dễ gây sẹo lồi[/caption]

Cho con bú

Từ viện về, mẹ nên cho con bú sữa mẹ, sữa mẹ không có hoặc ít không đủ thì bổ sung thêm sữa ngoài. Khi cho bú, mẹ nên ngồi ghế tựa mềm, còn bình thường thì nên nằm để đỡ bệnh đau lưng về sau.

Tắm rửa, vệ sinh cá nhân

  • Phụ nữ sau sinh mổ có thể lau người bằng rượu gừng cho thơm và tẩy mùi rất hiệu quả.. Rượu gừng cũng có tác dụng làm ấm người rất tốt.
  • Nếu muốn tắm thì nên pha rượu gừng vào nước  tắm, tắm càng nhanh càng tốt. Dù sinh vào mùa hè cũng không cần kiêng tắm.
  • Có thể xông hơi ở những vùng có mùi hôi trên cơ thể. Sử dụng nước lá dội người cho sạch. Vệ sinh ti thật sạch để cho con bú được an toàn.
  •  Vệ sinh răng miệng nhưng bằng nước ấm, không dùng nước lạnh gây ê buốt răng.

Tránh làm việc nặng

Chị em nên hạn chế tối đa làm các công việc nặng vì sẽ dễ nổi gân rất xấu. Không được đứng lên, ngồi xuống hay cúi người nhiều.

Không sử dụng thuốc

  • Không được tự ý uống thuốc mà không được sự chỉ định của bác sỹ vì sẽ dễ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và sức khỏe của con.
  • Nếu có ho thì cố gắng kìm nén, không uống thuốc mà nên ngậm viên ngậm để có gắng trị và kìm cơn ho để tránh làm bục vết mổ.

Chú ý trong sinh hoạt

  • Không nên nằm trong phòng kín, mặc quá nhiều áo quần. Mẹ và bé nên tắm nắng mỗi ngày trước 8h và không quá 30 phút.
  • Nên kê thật nhiều gối xung quanh vừa giúp giảm đau, dễ đứng lên ngồi xuống hơn. Khi nằm thì tư thế nằm nghiêng là tốt nhất cho người mới sinh mổ vì làm giảm co thắt tử cung.

[caption id="attachment_44812" align="aligncenter" width="502"]kiêng cữ sau sinh mổ Nên nằm nghiêng để giảm co thắt tử cung[/caption]

  • Kiêng leo cầu thang nên nếu nhà lầu thì tốt nhất mẹ nên chuyển xuống phòng càng thấp càng tốt.
  • Tránh không nên dùng điện thoại, laptop, máy tính bảng, xem tivi… nếu không muốn sau này thị lực giảm mạnh.
  • Tốt nhất kiêng quan hệ tình dục sau sinh từ 4-6 tuần vì quan hệ sau sinh sẽ rất đau mà còn dễ bục vết khâu.
  • Không được nhịn đi vệ sinh sẽ dễ gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Trên đây là một số điều kiêng cữ sau sinh mổ chị em cần hết sức lưu tâm để cơ thể phục hồi nhanh hơn, vết mổ mau lành và tránh mắc phải những bệnh hậu sản nguy hiểm sau sinh.

Xem thêm: Đặt vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được?

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây : Phụ nữ cần kiêng cữ sau sinh mổ như thế nào?



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/31CgYtw
via IFTTT

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

Tìm hiểu về dung tích dạ dày trẻ sơ sinh để biết cho trẻ bú bao nhiêu là đủ?

Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh bao nhiêu là thắc mắc chung của rất nhiều chị em, nhất là những người lần đầu làm mẹ. Bởi khi biết được chính xác dung tích dạ dày mẹ có thể dễ dàng cân đối lượng sữa cho bé bú. Hiểu được tâm lý đó, hôm nay Viknews Việt Nam xin chia sẻ một số thông tin để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cùng tham khảo nhé!

[caption id="attachment_44802" align="aligncenter" width="1026"]Khi biết được chính xác dung tích dạ dày mẹ có thể dễ dàng cân đối lượng sữa cho bé bú Khi biết được chính xác dung tích dạ dày mẹ có thể dễ dàng cân đối lượng sữa cho bé bú[/caption]

Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh là bao nhiêu?

Đối với những chị em lần đầu làm mẹ sẽ không khỏi hoang mang vì không biết dung tích dạ dày trẻ sơ sinh bao nhiêu và cho bé bú bao nhiêu là đủ. Do đó, hầu hết mẹ bỉm luôn cố gắng ép cho trẻ bú thật nhiều vì sợ trẻ đói. Nhưng ít người biết rằng dạ dày trẻ sơ sinh còn rất nhỏ, cũng chưa có khả năng co giãn. Vì thế việc cố ép bé bú quá nhiều vô tình sẽ khiến trẻ khó chịu, nôn trớ, quấy khóc…

Khi mới sinh, dạ dày trẻ còn rất nhỏ chỉ bằng một hạt đậu. Do đó, bé chỉ có khả năng bú khoảng 7 – 13ml sữa mỗi lần trong những ngày đầu tiên. Thông thường thì lượng sữa non mẹ tiết ra trong ngày đầu sẽ vừa đủ cho bé bú nên mẹ không cần lo về việc bé sẽ bị đói.

[caption id="attachment_44803" align="aligncenter" width="1116"]Khi mới sinh, dạ dày trẻ còn rất nhỏ chỉ bằng một hạt đậu Khi mới sinh, dạ dày trẻ còn rất nhỏ chỉ bằng một hạt đậu[/caption]

Sau 3 ngày, dạ dày của bé cũng bắt đầu lớn lên. Lúc này, dạ dày bé sẽ to bằng một quả nho, có thể tiêu thụ được khoảng 30ml sữa mỗi lần bú.

Đáng ngạc nhiên là sau đó dạ dày trẻ sẽ không phát triển nữa cho đến 6 tháng sau. Khi được 6 tháng tuổi, dung tích dạ dày trẻ có thê chứa từ 60 – 90ml sữa mỗi lần bú và dạ dày trẻ lúc này cũng sẽ tương đương với một quả dâu tây.

Từ 6 tháng – 1 tuổi, dạ dày trẻ sẽ tương đương với một quả cam. Sai đó, dung tích dạ dày sẽ  phát triển và lớn bằng dạ dày người lớn. Do đó, mẹ hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, hãy đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng sữa và thức ăn dặm giúp trẻ phát triển toàn diện.

Cần theo dõi nhu cầu năng lượng của bé

Chúng tôi vừa chia sẻ những thông tin về dung tích của dạ dày trẻ sơ sinh qua từng giai đoạn. Theo đó, ở từng thời điểm các bé sẽ có thể tiêu thụ lượng sữa khác nhau, chị em nên tham khảo để có thể cho bé bú hợp lý. Tránh để bé đói hoặc ép bé bú khiến bé khó chịu, quấy khóc.

[caption id="attachment_44804" align="aligncenter" width="2048"]Ở từng thời điểm các bé sẽ có thể tiêu thụ lượng sữa khác nhau, chị em nên tham khảo để có thể cho bé bú hợp lý Ở từng thời điểm các bé sẽ có thể tiêu thụ lượng sữa khác nhau, chị em nên tham khảo để có thể cho bé bú hợp lý[/caption]

Tuy nhiên, mỗi bé lại có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Do đó, để biết chính xác trẻ đang no hay đói, bạn cần quan sát để nắm bắt được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Dung tích dạ dày là giống nhau nhưng nhu cầu năng lượng của mỗi trẻ là khác nhau. Có trẻ cứ cách 1 – 3 giờ là bú 1 lần nhưng cũng có trẻ lâu hơn.

Xe thêm: Sữa công thức để được bao lâu? Cách bảo quản sữa công thức

Một số cách nhận biết trẻ no hay đói

Dưới đây là một số cách xác định trẻ no hay đói một cách chính xác, giúp mẹ cho trẻ bú khi cần thiết. Hạn chế tối đa việc ép trẻ ăn uống khi cơ thể bé không có nhu cầu.

  • Trong vòng 1 ngày 1 đêm, nếu đã cho trẻ bú khoảng 6 lần có nghĩa là cơ thể trẻ đã bổ sung đủ dưỡng chất và không cần phải bú thêm nữa.
  • Nếu trong 24 giờ bé tiểu ít hơn 5 lần thì có nghĩa là trẻ đang thiếu sữa, nên cho trẻ bú thêm ngay.
  • Nếu đã bú đủ, trẻ sẽ đi ngoài ra phân mềm và đi ngoài khoảng 2 – 4 lần mỗi ngày.
  • Những thay đổi cân nặng của trẻ là thước đo chuẩn xác nhất về việc trẻ có ăn uống đầy đủ hay không. Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, trung bình mỗi tháng trẻ sẽ tăng ít nhất 600g, tương đương 125g mỗi tuần. Từ 6 tháng tuổi, mỗi tháng trẻ sẽ tăng khoảng 500g mỗi tháng.
  • Nếu trẻ liếm môi, hay mút ngón tay, hay há miệng, thè lưỡi… là một trong những dấu hiệu điển hình của việc trẻ đang đói.

Như đã chia sẻ, dạ dày trẻ sơ sinh còn rất nhỏ và chưa co giãn. Do đó, mẹ không nên ép trẻ bú quá nhiều, hãy tham khảo những thông tin trên đây để biết chính xác nên cho bé bú bao nhiêu là đủ. Bên cạnh đó, hãy tinh tế quan sát biểu hiện của để biết nhu cầu năng lượng của trẻ.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã biết được dung tích trẻ sơ sinh để biết cho trẻ bú bao nhiêu là đủ. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về chế độ dinh dưỡng dành cho bé, hãy truy cập website cua chúng tôi để được giải đáp cụ thể nhé!

Xem thêm: Lời khuyên hữu ích cho mẹ khi lựa chọn sữa chua cho bé 6 tháng tuổi

Xem nguyên bài viết tại : Tìm hiểu về dung tích dạ dày trẻ sơ sinh để biết cho trẻ bú bao nhiêu là đủ?



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2ReVaiN
via IFTTT

Lời khuyên hữu ích cho mẹ khi lựa chọn sữa chua cho bé 6 tháng tuổi

Bé đến tuổi ăn dạm là khoảng từ 6 tháng tuổi là đã có thể ăn được sữa chua. Đây được xem là loại thực phẩm lý tưởng dùng để bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé, vừa cung cấp thêm năng lượng, tăng đề kháng và rất tốt cho hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện của bé. Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều loại sữa chua khác nhau, nhưng không phải loại nào cũng tốt và phù hợp dùng cho bé 6 tháng. Vậy sữa chua cho bé 6 tháng mẹ nên mua loại nào mới đúng. Hãy cùng Viknews Việt Nam tìm hiểu thêm nhé!

Lý do mẹ nên cho bé 6 tháng ăn sữa chua

Chỉ với những lý do thuyết phục sau, mẹ sẽ thấy sữa chua đích thị là thực phẩm vàng để bổ sung dinh dưỡng cho bé:

[caption id="attachment_44794" align="aligncenter" width="700"]sữa chua cho bé 6 tháng Lý do mẹ nên cho bé ăn sữa chua[/caption]

- Sữa chua rất giàu vitamin A, B, C, D và khoáng chất rất thích hợp để bổ sung dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện hơn.

- Men vi sinh, lợi khuẩn Probiotics trong sữa chua rất có lợi cho đường ruột, để hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hấp thu tốt hơn.

- Giúp bé hấp thụ canxi tốt hơn để cao lớn, răng chắc khỏe.

- Trẻ không uống được sữa vì không tiêu hóa được lactose trong sữa, dễ bị dau bụng tiêu chảy hoặc không thích uống sữa vì thì sữa chua là thực phẩm thay thế tuyệt vời do có nhiều lợi khuẩn Probiotics có tác dụng chuyển hóa lactose, làm giảm các triệu chứng không chấp nhận được lactose.

Chọn sữa chua cho bé 6 tháng tuổi sao cho đúng

- Mẹ nên mua loại sữa chua lên men tự nhiên, nói không với chất bảo quản, màu tổng hợp.

- Có thể cho trẻ ăn sữa chua nguyên kem do giàu chất béo để tránh bị còi cọc, suy dinh dưỡng.

- Trẻ tốt nhất nên ăn sữa chua không đường hoặc ít đường. Nếu trẻ thích ngọt, nhạt không chịu ăn thì có thể mua sữa chua có đường nhưng không phải là đường hóa học hay dùng chất làm ngọt nhân tạo, vị ngọt nên là từ thiên nhiên hay các loại trái cây.

[caption id="attachment_44795" align="aligncenter" width="600"]sữa chua cho bé 6 tháng Cách chọn sữa chua cho bé 6 tháng tuổi[/caption]

- Nên mua loại sữa chua được khuyên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.

- Nên chọn mua sữa chua nguyên kem, vì loại sữa chua này giàu chất béo, rất tốt cho sự phát triển thể chất của bé, giúp bé thoát còi, tăng cân khỏe mạnh.

Trẻ nên ăn bao nhiêu sữa chua mỗi ngày?

Tùy từng độ tuổi và từng bé mà mẹ cho trẻ ăn với lượng đủ để đạt tiêu chuẩn phù hợp nhu cầu và sự phát triển của bé.

  • Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi: 50g mỗi ngày.
  • Trẻ 1 đến 2 tuổi: 80g mỗi ngày.
  • Trẻ từ 2 tuổi: 100g mỗi ngày.

Những loại sữa chua tốt cho bé 6 tháng

Không phải sữa chua nào cũng phù hợp với trẻ giai đoạn 6 tháng tuổi. Dưới đây là danh sách một số loại sữa chua cho bé 6 tháng thích hợp nhất mà mẹ nên mua về:

Vinamilk Susu

Sữa chua Susu là loại sữa chua dành cho trẻ em rất nổi tiếng của Vinamilk. Sản phẩm có nhiều hương vị rất thơm ngon, phù hợp khẩu vị của trẻ.

Sữa chua Susu là loại lên men tự nhiên, cung cấp hàm lượng lớn vitamin A cho mắt sáng, canxi để giúp trẻ khỏe mạnh, cao lớn hơn; chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Nestle P’tit Brasse - Pháp

Những bé nào đang bị còi cọc, biếng ăn, suy dinh dưỡng thì đây là lựa chọn hoàn hảo. Sữa chua Nestle P’tit Brasse giàu chất béo và đạm cao để bé dễ tăng cân hơn.

Sản phẩm hương vị rất thơm ngon, vị ngọt vừa phải, cung cấp hàm lượng canxi cao, chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa nên được nhiều mẹ Việt tin dùng.

[caption id="attachment_44796" align="aligncenter" width="700"]sữa chua cho bé 6 tháng Chọn sữa chua cho bé 6 tháng được khuyên dùng[/caption]

Lưu ý khi cho bé ăn sữa chua

Dù sữa chua là loại thực phẩm rất tốt cho bé nhưng mẹ không nên lạm dụng. Và khi cho bé ăn sữa chua, cần chú ý những điều sau:

- Không cho trẻ ăn quá nhiều sữa chua mỗi ngày vì ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết chất dung môi trong dạ dày, giảm cảm giác thèm ăn và dễ khiến bé bị lạnh bụng, đi ngoài.

- Không cho bé ăn sữa chua kèm theo uống các loại thuốc khác, đặc biệt là kháng sinh hay thuốc có thành phần amin lưu huỳnh sẽ phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.

- Sữa chua không nên ăn nóng vì làm giảm dinh dưỡng và khiến các vi khuẩn có lợi mất khả năng hoạt động.

- Cho trẻ ăn sữa chua sau khi ăn 2 tiếng vì vi các lợi khuẩn trong sữa chua sẽ có môi trường phù hợp nhất để tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả.

- Cho trẻ ăn sữa chua trước khi đi ngủ khoảng 30 phút sẽ giúp bé ngủ ngon hơn.

Vậy là mẹ đã biết cách chọn sữa chua cho bé 6 tháng tuổi rồi phải không nào. Cần bổ sung hoa quả hay sữa chua vào thực đơn ăn dặm của bé sẽ rất tốt. Đặc biệt sữa chua bổ sung đa dạng vitamin và canxi rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé, nhưng tránh lạm dụng ăn quá nhiều sẽ khiến trẻ biếng ăn và dễ lạnh bụng, đi ngoài. Bên cạnh đó, không phải sữa chua nào bé 6 tháng cũng có thể ăn được, chỉ nên dùng những loại được khuyên dùng phù hợp cho lứa tuổi và không chứa các chất hóa học, nhân tạo.

Xem thêm: Nên cho bé ăn dặm vào thời gian nào trong ngày là tốt nhất?

Đọc nguyên bài viết tại : Lời khuyên hữu ích cho mẹ khi lựa chọn sữa chua cho bé 6 tháng tuổi



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2KkievQ
via IFTTT

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi? Một số phương pháp đốt sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà là một trong những căn bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm hiện nay. Việc chữa trị không dứt điểm khiến bệnh tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, đặc biệt là ung thư. Vì vậy việc điều trị bệnh sùi mào gà là việc làm vô cùng quan trọng và cần phải chọn một phương pháp điều trị hợp lý nhất. Vậy đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi? Có những phương pháp nào điều trị sùi mào gà? Hôm nay Viknews Việt Nam sẽ chia sẻ kiến thức này tới bạn nhé!!!

Tìm hiểu chung về căn bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà là tình trạng nổi lên những mụn cóc sinh dục, đây là căn bệnh xã hội nguy hiểm và có khả năng lây lan rất nhanh chóng. Bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ do virus HPV gây nên. Bệnh có thể nhanh chóng tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

[caption id="attachment_44786" align="aligncenter" width="600"]đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi Đốt sùi mào gà[/caption]

Sùi mào gà có khả năng lây lan nhanh chóng bởi nguyên nhân chính đó là tình trạng quan hệ tình dục không an toàn. Chúng ta phải biết rằng, virus HPV tồn tại tại ở cả cơ quan sinh dục, máu, nước bọt hoặc các dịch nhầy của người bệnh,... Chỉ cần tiếp xúc một lượng nhỏ các thành phần này cũng đủ khiến bệnh có thể lây lan. Bên cạnh đó, sùi mào gà cũng có thể lây từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai thông qua cuống rốn và nước ối. Khi trẻ được sinh ra cũng không thể tránh khỏi tình trạng lây lan do sự tiếp xúc bên ngoài với cơ thể mẹ. Ngoài ra, khi sử dụng các vật dụng cá nhân chung với người bệnh thì khả năng bị lây nhiễm là rất cao.

Đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi?

Không thể đưa ra một con số cụ thể để giải đáp cho câu hỏi đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi, bởi thời gian này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đặc biệt là tình trạng sức khỏe người bệnh cũng như phương pháp lựa chọn để thực hiện đốt sùi mào gà là gì. Sau khi phát hiện được bệnh sùi mào gà, bệnh nhân sẽ được tư vấn về phương pháp điều trị. Thông thường, khi điều trị đốt sùi mào gà thành công, bệnh nhân thường mất 10 đến 15 ngày để cơ thể hồi phục hoàn toàn. Trong một số trường hợp, cơ địa lâu lành, hoặc tình trạng bệnh khi trước diễn biến phức tạp thì thời gian hồi phục có thể kéo dài hơn bình thường.

[caption id="attachment_44787" align="aligncenter" width="640"]đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi Đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi?[/caption]

Ngoài ra, thời gian hồi phục này có thể được rút ngắn đáng kể nếu người bệnh tuân thủ tuyệt đối những chỉ dẫn của bác sĩ sau khi thực hiện đốt sùi mào gà. Việc chăm sóc vùng sùi mào gà sau điều trị cũng như chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò khá quan trọng đến thời gian bệnh khỏi hoàn toàn.

Hiện nay, đốt sùi mào gà không phải là giải pháp tối ưu nhất để cải thiện tình trạng bệnh, bởi phương pháp này không thể điều trị một cách dứt điểm. Người bệnh có thể thực hiện đốt sùi mào gà một lần hoặc nhiều lần trong thời gian chữa trị.

Một số phương pháp đốt sùi mào gà hiện nay

Sự phát triển của y học hiện đại đem đến cho người bệnh rất nhiều sự lựa chọn trong việc điều trị bệnh sùi mào gà. Hiện nay, có bốn phương pháp chính đốt sùi mào gà, được chứng minh đem lại hiệu quả rất tích cực. Có thể kể đến như: phương pháp đốt điện, phương pháp đốt laser, phương pháp đốt khí lại và phương pháp ala-pdt.

[caption id="attachment_44788" align="aligncenter" width="614"]đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi Một số phương pháp đốt sùi mào gà hiện nay[/caption]

Phương pháp đốt điện

Nguyên tắc chính của phương pháp này đó là sử dụng nguồn nhiệt do dòng điện gây nên để tiêu diệt các nốt sùi mào gà trên bề mặt da. Sau khi điều trị xong, các vết sùi mào gà sẽ biến mất nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này gây ra khá nhiều cơn đau cho người bệnh và đòi hỏi quá trình chăm sóc phải thực sự cẩn thận.

Phương pháp đốt laser

Đốt laser sử dụng tia laser để tiêu diệt trực tiếp các nốt sùi mào gà. Phương pháp này đem lại hiệu quả rất nhanh chóng và khả năng bệnh tái phát hầu như rất thấp, do vậy mà được rất nhiều người bệnh an tâm lựa chọn. Nhưng chúng cũng gặp nhiều hạn chế đó là dễ gây bỏng cho người bệnh, bên cạnh đó, không thực hiện đốt được ở những vị trí nhạy cảm.

Phương pháp đốt khí lạnh

Đốt khí lạnh sử dụng khí nitơ hoặc cacbon dioxit, nhằm mục đích đông lạnh các vết sùi mào gà, sau đó sử dụng những biện pháp khác để làm vết sùi mào gà này rụng đi. Tuy phương pháp này không để lại sẹo và có hiệu quả cao nhưng chi phí thường rất cao và chỉ áp dụng được đối với những bệnh nhân trong giai đoạn đầu.

Phương pháp ala-pdt

Có thể nói đây là phương pháp tối ưu nhất trong điều trị sùi mào gà khi sử dụng các tia huỳnh quang phá hủy các vết sùi mào gà trên da. Phương pháp này không gây đau, không để lại sẹo, khả năng tái phát thấp, tuy nhiên chi phí thực hiện rất cao và không phải cơ sở nào cũng thực hiện được.

Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về bệnh sùi mào gà. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!

Xem thêm: Ung thư máu sống được bao lâu?

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây : Đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi? Một số phương pháp đốt sùi mào gà



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2IGonPM
via IFTTT

Ung thư máu sống được bao lâu?

Ung thư nói chung đặc biệt là ung thư máu nói riêng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ và ảnh hưởng thực sự lớn tới đời sống bệnh nhân. Thời gian sống của bệnh nhân là yếu tố đầu tiên luôn luôn bị ảnh hưởng khi mắc ung thư máu, điều này được nhiều người bệnh quan tâm và lo lắng mỗi ngày. Vậy ung thư máu sống được bao lâu? Hôm nay Viknews Việt Nam sẽ chia sẻ kiến thức sức khoẻ này tới bạn nhé!!!

Ung thư máu sống được bao lâu?

Thật khó để đưa ra một kết luận chính xác cho câu hỏi này. Thời gian sống còn lại của bệnh nhân ung thư máu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời gian phát hiện bệnh, dạ ung thư máu mắc phải là gì cũng như phương pháp điều trị như thế nào,... Chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định đến thời gian sống của bệnh nhân.

[caption id="attachment_44781" align="aligncenter" width="700"]ung thư máu sống được bao lâu Ung thư máu sống được bao lâu?[/caption]

Hiện nay, y học chia ung thư máu thành 2 dạng chính:

Bạch cầu nguyên bào tủy mạn tính: bệnh nhân mắc dạng bệnh này thường có những ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào bạch huyết trong tủy xương. Trong trường hợp được điều trị một cách tích cực cũng như có một lối sống khoa học, người bệnh có thể sống là được tới 3 năm, nếu khả năng hồi phục tốt có thể lên tới 10 năm.

Bạch cầu nguyên bào tủy cấp tính: dạng bệnh này nguy hiểm hơn và có những biểu hiện rất phức tạp, ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình chữa trị.

Theo thống kê của tổ chức y tế ghi nhận được, rất nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư máu có thể sống được tới 10 đến 15 năm, có bệnh nhân có thể sống được tới 20 năm. Một số bệnh nhân may mắn khi điều trị đúng cách, ung thư máu có thể khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân ung thư máu có khả năng sống rất cao, do vậy, khi không may cơ thể mắc căn bệnh quái ác này, bạn không nên lo lắng và suy nghĩ quá nhiều, hãy tập trung điều trị và có một lối sống lạc quan để quá trình hồi phục tiến triển tốt hơn.

Một số phương pháp điều trị ung thư máu

Việc điều trị bệnh một cách tích cực đóng vai trò rất quan trọng để gia tăng thời gian sống cho bệnh nhân.

Trong thời gian đầu, bệnh nhân sẽ được sử dụng hóa trị để tiêu diệt các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, thời gian này, bệnh nhân sẽ được kết hợp với điều trị sinh học, truyền các kháng thể tự nhiên vào trong máu để tiêu diệt các tế bào ung thư cũng như cải thiện khả năng chống lại bệnh tật và làm chậm quá trình phát triển của các tế bào này.

[caption id="attachment_44783" align="aligncenter" width="750"]ung thư máu sống được bao lâu Một số phương pháp điều trị ung thư máu[/caption]

Khi bệnh có những biểu hiện nặng hơn, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng xạ trị với những tia laser cường độ cao để tiêu diệt các tế bào ung thư máu. Hiện nay, y học đã phát triển ra một một phương pháp điều trị rất mới đó là thay tủy hoặc cấy tế bào gốc. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được thực hiện khi bệnh nhân đã được điều trị hóa trị hoặc xạ trị. Lúc này, bệnh nhân sẽ được cấy các tế bào khỏe mạnh vào tĩnh mạch lớn. Những tế bào này đóng vai trò thay thế các tế bào gốc bị tiêu diệt trong quá trình điều trị và thực hiện phân chia ra các tế bào mới cho cơ thể. Phương pháp này thực sự rất hiệu quả khi chúng giúp cho khoảng 50% bệnh nhân kéo dài được tuổi thọ của mình.

Chế độ sinh hoạt của bệnh nhân ung thư máu

Bên cạnh việc sử dụng những biện pháp điều trị tích cực, người bệnh nên chú ý thực hiện một chế độ sinh hoạt khoa học để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.

Các tế bào ung thư máu xâm nhập vào cơ thể khiến cho hầu hết các cơ quan bị ảnh hưởng khá nhiều. Bởi vậy trong quá trình ăn uống, người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều phần và anh nhiều để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Nên ăn những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ cùng các loại trái cây, rau, củ, quả và đặc biệt là ngũ cốc. Không nên sử dụng những thực phẩm hoặc đồ uống có chứa nhiều các chất kích thích hay nồng độ oxy hóa cao như thuốc lá, rượu bia, tỏi sống hoặc hành sống,...

[caption id="attachment_44782" align="aligncenter" width="800"]ung thư máu sống được bao lâu Chế độ sinh hoạt của bệnh nhân ung thư máu[/caption]

Ngoài ra, bệnh nhân ung thư máu nên hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, cùng những thức ăn khó tiêu. Đặc biệt, người bệnh cần phải cắt giảm hoàn toàn lượng đường trong mỗi khẩu phần ăn, bởi đường là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho các tế bào ung thư. Tập yoga hoặc các bài tập thể dục nhẹ nhàng được chứng minh đem lại hiệu quả rất tích cực cho bệnh nhân ung thư máu. Sự vận động này giúp máu được lưu thông tốt hơn, bên cạnh đó còn đem lại được sự thư giãn cũng như tinh thần thoải mái cho người bệnh.

Bệnh nhân mắc ung thư máu có thể sống được một thời gian rất dài nếu được phát hiện và điều trị đúng cách. Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!

Xem thêm: Suy tim độ 3 sống được bao lâu? Suy tim độ 3 có nguy hiểm không?

Tham khảo bài viết gốc ở : Ung thư máu sống được bao lâu?



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2WKNTNu
via IFTTT

Xét nghiệm ADN hết bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm ADN là một phương pháp hiệu quả và có độ chính xác rất cao trong việc xác định quan hệ huyết thống, được sử dụng khá nhiều hiện nay. Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh việc xét nghiệm ADN, trong đó việc xét nghiệm ADN hết bao nhiêu tiền luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả mọi người. Hôm nay Viknews Việt Nam sẽ chia sẻ kiến thức này tới bạn nhé!!!

Xét nghiệm ADN là gì?

Xét nghiệm ADN không còn là phương pháp quá xa lạ trong y học hiện nay. Theo quy luật di truyền, ADN của cơ thể con sẽ được hưởng một nửa từ mẹ và một nửa từ bố. Do đó, ADN của những cơ thể khác nhau thì luôn có sự khác nhau, ngoại trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng. Vì vậy, để xác định quan hệ huyết thống thì việc xét nghiệm ADN là phương pháp vô cùng hiệu quả và hoàn toàn có thể tin cậy được.

[caption id="attachment_44775" align="aligncenter" width="790"]xét nghiệm adn hết bao nhiêu tiền Xét nghiệm ADN[/caption]

Khi có trong tay các mẫu máu, móng tay, móng chân, tóc,...hay bất kỳ một thành phần nào chứa tế bào chủ thể thì đều có thể thực hiện xét nghiệm ADN. Bạn có thể đến bệnh viện các trung tâm xét nghiệm ADN uy tín để thực hiện phân tích mẫu ADN của mình.

Xét nghiệm ADN hết bao nhiêu tiền?

Nhiều người vẫn nghĩ, phải tốn một số tiền rất lớn để thực hiện xét nghiệm ADN. Tuy nhiên, thực tế thì không phải như vậy, dịch vụ này rẻ hơn bạn nghĩ rất nhiều. Chi phí xét nghiệm ADN giữa các cơ sở khác nhau sẽ không giống nhau bởi chúng còn phụ thuộc vào các trang thiết bị thực hiện việc cam kết cũng như bảo mật thông tin như thế nào.

Xét nghiệm ADN tại vicare home

Vicare home có sự liên kết với trung tâm phân tích adn và công nghệ di truyền, đây là nơi xét nghiệm ADN uy tín hàng đầu trên cả nước. Bạn có thể yên tâm về độ chính xác cũng như trình độ chuyên môn khi thực hiện xét nghiệm tại vicare home.

[caption id="attachment_44776" align="aligncenter" width="600"]xét nghiệm adn hết bao nhiêu tiền Xét nghiệm adn hết bao nhiêu tiền?[/caption]

Đối với xét nghiệm xác định huyết thống trực hệ cha con hoặc mẹ con, chi phí để thực hiện dao động từ 4 triệu - 9 triệu đồng. Sự chênh lệch về giá cả này tùy thuộc vào thời gian mà gia đình mong muốn nhận kết quả, có gói nhận kết quả sau 3 ngày, hai ngày, một ngày hoặc thậm chí là sau 5 giờ đồng hồ.

Đối với xét nghiệm xác định huyết thống không trực hệ, chi phí để thực hiện có phần cao hơn hơn dao động từ 5 triệu đến 10 triệu đồng. Thời gian sớm nhất nhận kết quả đó là sau 7 giờ với mức phí 10 triệu đồng, nếu nhận kết quả sau ba ngày thì giảm xuống còn 5 triệu đồng.

Trung tâm dna testings

Tuy không có nhiều dịch vụ nhận kết quả sớm như ở vicare home, nhưng trung tâm này luôn là sự lựa chọn của khá nhiều người bởi mức phí cho mỗi lần xét nghiệm ADN khá hợp lý.

[caption id="attachment_44777" align="aligncenter" width="600"]xét nghiệm adn hết bao nhiêu tiền Xét nghiệm adn hết bao nhiêu tiền?[/caption]

Đối với xét nghiệm ADN trực hệ, cá nhân muốn biết sự thật rằng có quan hệ cha con hoặc mẹ con hay không thường sẽ mất 3,4 triệu đến 3,9 triệu cho mỗi lần xét nghiệm. Trong trường hợp xác định quan hệ họ hàng 3 đời hay anh chị em ruột thì mức phí có phần cao hơn khoảng 5 triệu đến 5,5 triệu mỗi lần. Với những người xét nghiệm ADN để nhận diện thân nhân hài cốt liệt sĩ hoặc người thân đã mất, chi phí cho lần xét nghiệm dân sự sự khoảng 7 triệu đồng một lần.

Mức giá này khá hợp lý và phù hợp với nhiều đối tượng có nhu cầu. Tùy thuộc vào trường hợp xét nghiệm ADN như thế nào mà thời gian trung tâm trả kết quả có sự khác nhau. Thông thường, thời gian này rơi vào khoảng 2 đến 7 ngày làm việc.

Ngoài ra còn một số trung tâm xét nghiệm ADN uy tín khác mà bạn có thể thực hiện như Trung tâm xét nghiệm ADN huyết thống novagen, Trung tâm xét nghiệm gentis,...

Xét nghiệm ADN cần có những gì?

Thực hiện xét nghiệm ADN, điều quan trọng nhất là bạn cần phải mang mẫu ADN đến cho trung tâm. Mẫu ADN này có thể được lấy sẵn, hoặc đến trung tâm và lấy mẫu sau.

Khi đi bạn nhớ mang theo chứng minh nhân dân, nếu là trẻ em dưới 15 tuổi phải có giấy khai sinh và ảnh thẻ. Bạn nên mang theo bản gốc để tiện đối chiếu hoặc bệnh viện sẽ photo và giữ lại bản sao lưu vào hồ sơ. Bên cạnh đó, bạn nên chủ động điền thông tin vào phiếu yêu cầu xét nghiệm để quá trình thực hiện xét nghiệm ADN diễn ra nhanh hơn. Bạn nên lựa chọn những trung tâm thực sự uy tín để đảm bảo hơn về kết quả xét nghiệm ADN.

Khi có những mối nghi ngờ về quan hệ huyết thống hay xác định nhân thân bị thất lạc lâu năm thì việc thực hiện xét nghiệm ADN thực sự là giải pháp tốt nhất và chính xác nhất lúc này. Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về xét nghiệm ADN. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!

Xem thêm: Làm thẻ Visa Vietcombank mất bao lâu?

Coi bài nguyên văn tại : Xét nghiệm ADN hết bao nhiêu tiền?



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/31tFuga
via IFTTT

Mẹ đã biết cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà chưa?

Vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh tưởng như đơn giản mà lại không hề đơn giản chút nào. Đây không chỉ là làm sạch rái tai cho con mà mẹ cần có kiến thức và thực sự khéo léo vì vệ sinh không khéo sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thính giác của trẻ. Chính vì thế, mẹ cần hiểu cấu tạo tai của trẻ, cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh, những điều nên và không nên làm khi vệ sinh để vừa giúp cho trẻ có đôi tai sạch vừa bảo vệ được thính giác cho con. Cùng Viknews Việt Nam tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!

Tìm hiểu cấu tạo tai của trẻ sơ sinh

Tai trẻ có 3 phần chính là:

[caption id="attachment_44772" align="aligncenter" width="650"]cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh Cấu tạo tai trẻ sơ sinh[/caption]

  • Tai ngoài: Bao gồm vành tai và ống tai ngoài, rất dễ để quan sát bằng mắt thường.
  • Tai giữa: Gồm màng tai và hốc xương. Màng tai hay còn gọi là màng nhĩ – dù có lớp xơ khá chắc nhưng lại dễ bị thủng khi bị viêm nhiễm, bị vật cứng va mạnh vào hay ứ dịch tai giữa. Phần tai giữa này rất quan trọng, bất kỳ một trục trặc nào dù nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến thính giác nói chung, mạnh thì có thể gây điếc.
  • Tai trong: Là phần tai nằm trong hốc hay còn gọi là ốc tai, là nơi chứa các đầu mối thần kinh có chức năng nhận các tín hiệu âm thanh truyền qua dây thần kinh thính giác, truyền lên não giúp nghe được. Bởi điều này người ta mới nghe được.

Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh

Trong trường hợp bình thường, mẹ không nhất thiết phải lấy ráy tai cho trẻ vì 90% trẻ sơ sinh không cần lấy ráy tai do ráy tai tạo ra từ các tế bào chết, bã nhờn từ ống tai tiết ra. Chức năng ráy tai là ngăn bụi bẩn, làm ẩm, bôi trơn ống tai, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng tai. Ráy tai thường có cơ chế tự đào thải, tự thoát ra ngoài. Do đó, khi vệ sinh tai cho trẻ, mẹ chỉ cần làm sạch vành tai, ống tai ngoài cùng là đủ.

Nhưng nếu ráy tai trẻ có quá nhiều, cần thiết lấy bớt ráy tai, mẹ cần thực hiện như sau:

Khi tắm cho trẻ, mẹ có thể kết hợp để vệ sinh tai cho trẻ luôn vì lúc này tai trẻ đã ướt sẵn và ráy tai cũng mềm hơn. Mẹ sử dụng khăn mềm, ẩm để lau vành tai, nhất là những chỗ có nếp gấp. Xoắn một đầu khăn lại rồi đưa một đoạn ngắn vào trong ống tai trẻ. Khi chạm tới ráy tai sẽ khiến ráy tai tự rơi ra ngoài. Không nên cố gắng xoáy sâu khăn vào ống tai trẻ sẽ gây kích thích, hình thành nhiều ráy tai hơn.

Nếu ráy tai quá nhiều mà không tự bong ra được thì mẹ có thể cần đến sự hỗ trợ của nước muối sinh lý hoặc dầu ô-liu có tác dụng làm mềm ráy tai hiệu quả. Mẹ để trẻ nằm nghiêng sang 1 bên, nhỏ 2 giọt nước muối sinh lý hoặc dầu ô liu vào, đợi 1 lúc cho ráy tai mềm sẽ tự bong ra ngoài.

Lưu ý khi vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh

Tai trẻ sơ sinh còn đang phát triển và rất nhạy cảm, mẹ cần nắm được những lưu ý sau để làm vệ sinh cho đúng cách:

- Chỉ sử dụng khăn mềm, ẩm, sạch khi vệ sinh tai cho trẻ.

- Không được dùng tăm bông khi vệ sinh tai vì vùng da trong tai trẻ rất nhỏ và nhạy cảm. Tăm bông cứng có thể làm trẻ đau, nếu không may quá tay, đưa sâu quá mức quy định vào trong ống tau có thể làm thủng màng nhĩ.

[caption id="attachment_44773" align="aligncenter" width="800"]cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh Không nên dùng tăm bông, ngón tay hay những vật sắc nhọn để lấy ráy tai cho trẻ[/caption]

- Không dùng ngón tay đâm thẳng vào hay dùng khăn ướt cố nhét vào trong tai trẻ.

- Tránh dùng vật nhọn hay kim loại để lấy ráy tai cho trẻ.

- Không dùng xà phòng để vệ sinh tai trẻ vì sẽ làm xói mòn ráy tai, khiến các tác nhân độc hại xâm nhập vào.

- Không nên tự ý mua bộ vệ sinh tai có bán tại nhà thuốc để dùng cho trẻ khi chưa có sự đồng ý của bác sỹ.

- Trường hợp trẻ bị hẹp ống tai, hoặc do bài tiết quá mức, chấn thương, nhiễm trùng vì  được vệ sinh tai không đúng cách dẫn đến hình thành nút ráy tai. Lúc này, cần loại bỏ nút ráy tai cho trẻ ngay để tránh hiện tượng ứ đọng dịch bẩn gây viêm ống tai ngoài, ù tai, nghe kém...Mẹ không nên tự lấy nút ráy tai tại nhà cho trẻ mà đưa trẻ đến gặp bác sỹ chuyên khoa.

Hi vọng với những thông tin trên, mẹ đã biết cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh. Nên nhớ, ráy tai cũng có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ tai cho trẻ, nên mẹ không cần phải cố gắng làm sạch ráy tai làm gì. Khi vệ sinh tai, cần chú ý khu vực vành và ống tai ngoài cho trẻ là được. Nếu ráy tai trẻ quá nhiều, khô cứng, sinh ra nút ráy tai thì nên tham khảo ý kiến bác sỹ.

Xem thêm: Theo dõi nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh

Coi thêm tại : Mẹ đã biết cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà chưa?



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2XH9GlE
via IFTTT