Thứ Hai, 3 tháng 6, 2019

Bảo quản sữa mẹ như thế nào cho đúng cách?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu không thể thiếu đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, sau thời gian bạn tiếp tục đi làm, bé không còn được hưởng nguồn sữa mẹ đều đặn như thường ngày nữa, Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của bé, vì vậy mà nhiều bà mẹ đã vắt sữa mẹ và để lại nhà cho con. Tuy nhiên, sữa mẹ rất dễ bị các vi khuẩn xâm nhập, nên việc bảo quản sữa như thế nào rất quan trọng? Vậy bảo quản sữa mẹ như thế nào cho đúng cách? Hôm nay Viknews Việt Nam sẽ chia sẻ kiến thức này với bạn nhé!!!

 Tại sao phải bảo quản sữa mẹ?

Trong sữa mẹ có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng vì thế đây là môi trường rất thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Nếu cho bé sử dụng nguồn sữa này rất có thể đây là nguyên nhân dẫn đến một số căn bệnh như tiêu chảy hay đau bụng ở trẻ. Sức đề kháng cũng như hệ tiêu hoá của trẻ chưa thực sự tốt, việc mắc các căn bệnh này khiến sức khoẻ trẻ suy giảm một cách nhanh chóng, tạo điều kiện cho các căn bệnh nguy hiểm hơn phát triển.

[caption id="attachment_44057" align="aligncenter" width="700"]cách bảo quản sữa mẹ Tại sao phải bảo quản sữa mẹ?[/caption]

Thông thường, các mẹ sẽ dự trữ sữa trong khoảng 10-11 tiếng tuỳ thuộc vào thời gian đi làm. Sữa mẹ để quá lâu sẽ giảm đi mùi vị cũng như các chất có trong sữa khiến trẻ không còn muốn hấp thụ nguồn dinh dưỡng này. Vì thế việc bảo quản sữa mẹ sao cho đúng cách thực sự rất quan trọng với sức khoẻ trẻ nhỏ.

Một số cách bảo quản sữa mẹ an toàn

Để lưu giữ được chất lượng sữa trong thời gian lâu hơn, có rất nhiều cách bảo quản sữa mẹ mà các mẹ nên áp dụng ngay tại nhà.

Sữa mẹ bảo quản ở nhiệt độ phòng

Khi vắt sữa mẹ mà bạn chưa thể cất chúng vào trong tủ lạnh được thì hãy bảo quản sữa ở nhiệt độ phòng. Mức nhiệt duy trì để bảo quản sữa tốt nhất là 26 độ c. Tuy nhiên, với cách bảo quản truyền thống này, bạn chỉ có thể giữ sữa trong vòng 6 giờ, đồng thời phải tránh xa những nơi có bức xạ nhiệt hoặc các nguồn nhiệt khác.

Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh

[caption id="attachment_44058" align="aligncenter" width="760"]cách bảo quản sữa mẹ Bảo quản sữa mẹ ở ngăn mát tủ lạnh được bao lâu?[/caption]

Sữa cũng có thể được trữ trong ngăn mát tủ lạnh. Nhiệt độ lạnh vừa phải của tủ lạnh có thể giúp các mẹ bảo quản sữa trong thời gian là 48 tiếng. Trong thời gian và điều kiện này thì khả năng sữa bị các loại vi khuẩn có hại xâm nhập là rất thấp.

Bảo quản bằng cách trữ đông

Nếu muốn bảo quản sữa mẹ trong thời gian dài hơn hãy thực hiện làm lạnh nhanh trong 30 phút và trữ đông ngay sau đó. Cách bảo quản sữa ở dạng thái đông này sẽ lưu giữ được hầu hết các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Với cách bảo quản đặc biệt này, sữa mẹ có thể để được từ 1-2 tuần nếu được cất trong tủ lạnh cửa đơn và khoảng 3 tháng khi cất ở tủ lạnh phun sương và có thể lên tới 6 tháng nếu luôn duy trì ở nhiệt độ -18 độ c ổn định.

Khi muốn rã đông sữa để sử dụng thì nên chia vào các túi nhỏ từ 80-120ml để dễ dàng hơn và tiết kiệm được khá nhiều thời gian.

Hâm nóng sữa mẹ để được bao lâu?

[caption id="attachment_44059" align="aligncenter" width="700"]cách bảo quản sữa mẹ Hâm nóng sữa mẹ để được bao lâu?[/caption]

Sữa mẹ khi được để lạnh nên hâm nóng lại cho bé sử dụng. Tuyệt đối không nên để sữa rã đông ở nhiệt độ phòng vì như thế sẽ khiến cho các vi khuẩn trong môi trường xâm nhập một cách nhanh chóng. Hãy hâm nóng sữa bằng cách đun sôi cách thuỷ hoặc ở ngâm trong bát nước nóng 40 độ c. Sữa mẹ ngay sau khi hâm nóng nên sử dụng ngay mà không để qua một vài giờ sau đó. Lúc này qua quá trình bảo quản khá lâu, việc để sữa một vài giờ trong môi trường nhiệt độ phòng sẽ khiến chất lượng dinh dưỡng trong sữa không còn được nguyên vẹn.

Bé không chịu uống sữa mẹ sau khi bảo quản? Tại sao?

Nhiều mẹ cảm thấy lo lắng khi thấy con mình không chịu uống sữa. Nguyên nhân gây ra tình trạng này cho bé có thể là do chế độ ăn của mẹ không hợp lí, mẹ thường xuyên phải sử dụng thuốc mỗi ngày hoặc do quá trình bảo quản khiến sữa có mùi khác lạ và bé không chịu uống.

Sau quá trình bảo quản, sữa lạnh đặc biệt là sữa sau khi được rã đông thường có mùi xà phòng do men lipase trong sữa phân huỷ thành các axit béo. Tuy nhiên, quá trình này thường xảy ra khi sữa đã đi  vào hệ tiêu hoá của bé, đây là hiện tượng rất bình thường và mẹ không nên cảm thấy lo lắng quá nhiều. Mặc dù không có gì nguy hiểm nhưng một số bé sẽ không chịu uống những loại sữa này.

Sữa mẹ đặc biệt tốt với cơ thể trẻ nhỏ, tuy nhiên đây sẽ là nguồn gây nguy hiểm cho bé nếu không được bảo quản đúng cách. Hy vọng bài viết này đã đem đến cho cả mẹ và bé những kiến thức dinh dưỡng bổ ích. Hãy like và share bài viết này nếu mẹ thấy hay nhé!!!

Xem thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước? Khi nào cho trẻ uống nước là tốt nhất?

Xem bài nguyên mẫu tại : Bảo quản sữa mẹ như thế nào cho đúng cách?



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2IcUUwx
via IFTTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét