Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Mẹ đã biết cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà chưa?

Vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh tưởng như đơn giản mà lại không hề đơn giản chút nào. Đây không chỉ là làm sạch rái tai cho con mà mẹ cần có kiến thức và thực sự khéo léo vì vệ sinh không khéo sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thính giác của trẻ. Chính vì thế, mẹ cần hiểu cấu tạo tai của trẻ, cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh, những điều nên và không nên làm khi vệ sinh để vừa giúp cho trẻ có đôi tai sạch vừa bảo vệ được thính giác cho con. Cùng Viknews Việt Nam tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!

Tìm hiểu cấu tạo tai của trẻ sơ sinh

Tai trẻ có 3 phần chính là:

[caption id="attachment_44772" align="aligncenter" width="650"]cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh Cấu tạo tai trẻ sơ sinh[/caption]

  • Tai ngoài: Bao gồm vành tai và ống tai ngoài, rất dễ để quan sát bằng mắt thường.
  • Tai giữa: Gồm màng tai và hốc xương. Màng tai hay còn gọi là màng nhĩ – dù có lớp xơ khá chắc nhưng lại dễ bị thủng khi bị viêm nhiễm, bị vật cứng va mạnh vào hay ứ dịch tai giữa. Phần tai giữa này rất quan trọng, bất kỳ một trục trặc nào dù nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến thính giác nói chung, mạnh thì có thể gây điếc.
  • Tai trong: Là phần tai nằm trong hốc hay còn gọi là ốc tai, là nơi chứa các đầu mối thần kinh có chức năng nhận các tín hiệu âm thanh truyền qua dây thần kinh thính giác, truyền lên não giúp nghe được. Bởi điều này người ta mới nghe được.

Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh

Trong trường hợp bình thường, mẹ không nhất thiết phải lấy ráy tai cho trẻ vì 90% trẻ sơ sinh không cần lấy ráy tai do ráy tai tạo ra từ các tế bào chết, bã nhờn từ ống tai tiết ra. Chức năng ráy tai là ngăn bụi bẩn, làm ẩm, bôi trơn ống tai, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng tai. Ráy tai thường có cơ chế tự đào thải, tự thoát ra ngoài. Do đó, khi vệ sinh tai cho trẻ, mẹ chỉ cần làm sạch vành tai, ống tai ngoài cùng là đủ.

Nhưng nếu ráy tai trẻ có quá nhiều, cần thiết lấy bớt ráy tai, mẹ cần thực hiện như sau:

Khi tắm cho trẻ, mẹ có thể kết hợp để vệ sinh tai cho trẻ luôn vì lúc này tai trẻ đã ướt sẵn và ráy tai cũng mềm hơn. Mẹ sử dụng khăn mềm, ẩm để lau vành tai, nhất là những chỗ có nếp gấp. Xoắn một đầu khăn lại rồi đưa một đoạn ngắn vào trong ống tai trẻ. Khi chạm tới ráy tai sẽ khiến ráy tai tự rơi ra ngoài. Không nên cố gắng xoáy sâu khăn vào ống tai trẻ sẽ gây kích thích, hình thành nhiều ráy tai hơn.

Nếu ráy tai quá nhiều mà không tự bong ra được thì mẹ có thể cần đến sự hỗ trợ của nước muối sinh lý hoặc dầu ô-liu có tác dụng làm mềm ráy tai hiệu quả. Mẹ để trẻ nằm nghiêng sang 1 bên, nhỏ 2 giọt nước muối sinh lý hoặc dầu ô liu vào, đợi 1 lúc cho ráy tai mềm sẽ tự bong ra ngoài.

Lưu ý khi vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh

Tai trẻ sơ sinh còn đang phát triển và rất nhạy cảm, mẹ cần nắm được những lưu ý sau để làm vệ sinh cho đúng cách:

- Chỉ sử dụng khăn mềm, ẩm, sạch khi vệ sinh tai cho trẻ.

- Không được dùng tăm bông khi vệ sinh tai vì vùng da trong tai trẻ rất nhỏ và nhạy cảm. Tăm bông cứng có thể làm trẻ đau, nếu không may quá tay, đưa sâu quá mức quy định vào trong ống tau có thể làm thủng màng nhĩ.

[caption id="attachment_44773" align="aligncenter" width="800"]cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh Không nên dùng tăm bông, ngón tay hay những vật sắc nhọn để lấy ráy tai cho trẻ[/caption]

- Không dùng ngón tay đâm thẳng vào hay dùng khăn ướt cố nhét vào trong tai trẻ.

- Tránh dùng vật nhọn hay kim loại để lấy ráy tai cho trẻ.

- Không dùng xà phòng để vệ sinh tai trẻ vì sẽ làm xói mòn ráy tai, khiến các tác nhân độc hại xâm nhập vào.

- Không nên tự ý mua bộ vệ sinh tai có bán tại nhà thuốc để dùng cho trẻ khi chưa có sự đồng ý của bác sỹ.

- Trường hợp trẻ bị hẹp ống tai, hoặc do bài tiết quá mức, chấn thương, nhiễm trùng vì  được vệ sinh tai không đúng cách dẫn đến hình thành nút ráy tai. Lúc này, cần loại bỏ nút ráy tai cho trẻ ngay để tránh hiện tượng ứ đọng dịch bẩn gây viêm ống tai ngoài, ù tai, nghe kém...Mẹ không nên tự lấy nút ráy tai tại nhà cho trẻ mà đưa trẻ đến gặp bác sỹ chuyên khoa.

Hi vọng với những thông tin trên, mẹ đã biết cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh. Nên nhớ, ráy tai cũng có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ tai cho trẻ, nên mẹ không cần phải cố gắng làm sạch ráy tai làm gì. Khi vệ sinh tai, cần chú ý khu vực vành và ống tai ngoài cho trẻ là được. Nếu ráy tai trẻ quá nhiều, khô cứng, sinh ra nút ráy tai thì nên tham khảo ý kiến bác sỹ.

Xem thêm: Theo dõi nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh

Coi thêm tại : Mẹ đã biết cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà chưa?



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2XH9GlE
via IFTTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét