Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019

Có thai bao lâu thì siêu âm được? Một số chú ý khi siêu âm thai

Khi mang thai mẹ bầu cần chú ý đến rất nhiều vấn đề để đảm bảo một sức khoẻ toàn diện cho cả mẹ và bé. Siêu âm là một việc làm rất cần thiết dành cho mẹ muốn theo dõi sự phát triển mỗi ngày của con. Tuy nhiên, thời gian mới có thai không phải lúc nào mẹ cũng có thể đi siêu âm thai được. Vậy có thai bao lâu thì siêu âm được? Một số chú ý dành cho mẹ khi đi siêu âm thai là gì? Hôm nay Viknews Việt Nam sẽ chia sẻ kiến thức bổ ích này tới cả mẹ và bé nhé!!!

Có thai bao lâu thì siêu âm được?

Theo lời khuyên của các bác sĩ, thường thì thai nhi khi được 5-6 tuần tuổi là mẹ đã có thể đi siêu âm lần đầu tiên. Thời gian này, thai nhi đã được ổn định trong tử cung, sự phân chia tế bào diễn ra mạnh mẽ nên việc phát hiện rất dễ dàng. Nhiều mẹ khi cảm thấy bất thường về minh nguyệt nên đã đi khám thai sớm, lúc này sự tồn tại của thai nhi trong tử cung không dễ dàng để phát hiện ra vì chúng còn quá nhỏ và thực sự chưa bám dính chắc chắn vào niêm mạc tử cung.

[caption id="attachment_44673" align="aligncenter" width="800"]có thai bao lâu thì siêu âm được Có thai bao lâu thì siêu âm được?[/caption]

Trên thực tế, sau khoảng 10-12 tuần thì mẹ mới thực hiện khám thai lần đầu tiên khi mang thai xuất hiện những biểu hiện cụ thể. Ngay khi biết mình có dấu hiệu mang thai, mẹ bầu nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế khám xét ngay lập tức để theo dõi tình hình sức khoẻ của thai nhi cũng như khẳng định chắc chắn tin vui này. Bên cạnh đó, việc siêu âm là một cách để mẹ bầu biết rõ hơn những bí mật về con, cho mẹ một bức tranh tổng quát về sự phát triển của chúng. Đây là yếu tố quan trọng trong việc quyết định đến chế độ dinh dưỡng của mẹ thời gian sau này.

Mẹ nên siêu âm vào thời gian nào?

Trong thời kì mang thai có 2 cột mốc quan trọng đó là tuần 12-14 và tuần 21-24, hoặc có thể vào tuần 30-32. Lúc này, mẹ bầu sẽ được khuyên nên siêu âm thai nhi trong thời gian này để biết sự phát triển toàn diện của trẻ như thế nào và chắc chắn rằng chúng không gặp phải những vấn đề bất thường nào. Bên cạnh đó, việc làm này sẽ giúp mẹ hạn chế được tình trạng sinh non hay xảy thai do được theo dõi một cách thường xuyên.

Giai đoạn tuần 12-14

Giai đoạn này nhằm xác định độ mờ của gáy và những bất thường liên quan đến nhiễm sắc thể. Thông thường những thai nhi có vấn đề dị tật bẩm sinh sẽ được phát hiện trong thời gian này. Tuy nhiên đây chỉ là những nghi ngờ và chưa có kết luận chính xác, cần được theo dõi thêm.

Giai đoạn tuần 21-24

Sự phân chia mạnh mẽ tế bào của thai nhi khiến thời gian này chúng sẽ hình thành các cơ quan trong cơ thể. Bức tranh tổng thể và hình hài thai nhi sẽ được hình thành, mẹ có thể nhìn thấy hộp sọ, cột sống, tim, phổi, chân, tay,.. Giai đoạn này, những dị tật bẩm sinh sẽ được phát hiện một cách rõ ràng.

Giai đoạn tuần 30-32

Những bất thường xuất hiện muộn về tim mạch, hoặc não bộ sẽ được phát hiện trong thời gian này. Đồng thời, lần siêu âm này các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng nước ối cũng như vị trí nhau thai hay sự vận chuyển các chất dinh dưỡng đến thai nhi.

Siêu âm nhiều lần có tốt hay không?

[caption id="attachment_44674" align="aligncenter" width="600"]có thai bao lâu thì siêu âm được Siêu âm nhiều lần có tốt không?[/caption]

Việc theo dõi thường xuyên sức khoẻ của thai nhi là việc làm rất cần thiết. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra rằng siêu âm quá nhiều lần sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ và cản trở sự phát triển của thai nhi. Kết luận này không phải là điều kiện khuyến khích các bà mẹ siêu âm thai nhi thường xuyên, mẹ không nên quá lạm dụng tới phương pháp này bởi mắt và bộ phận sinh dục của trẻ đặc biệt nhạy cảm với sóng siêu âm.

Do đó, mẹ chỉ nên thực hiện siêu âm thai định kì 3 tháng một lần hoặc siêu âm định kì theo sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của thai nhi.

Một số chú ý khi siêu âm thai

[caption id="attachment_44675" align="aligncenter" width="1000"]có thai bao lâu thì siêu âm được Một số chú ý khi siêu âm thai[/caption]

Để cho kết quả siêu âm thai nhi chính xác, mẹ nên chú ý một số vấn đề sau:

Trước khi siêu âm nên uống 2 ly nước và nhịn tiểu. Trong những tháng đầu tiên, sự phát triển và tồn tại của thai nhi rất mờ nhạt, uống nhiều nước và nhịn tiểu sẽ khiến cho bàng quang to ra, hạn chế được tình trạng tử cung bị ruột che lấp.

Mẹ nên sử dụng công nghệ siêu âm 3D để xem xét được cả tình trạng dị tật bẩm sinh ở thai nhi ngay từ khi còn nhỏ.

Không phải tất cả trường hợp siêu âm đều có thể phát hiện ra dị tật bẩm sinh vì cách làm này chỉ có thể phát hiện ra những bất thường bên ngoài. Nếu mẹ muốn kiểm tra một cách chính xác thì có thể tham khảo phương pháp sàng lọc trước sinh.

Hy vọng bài viết này đã đem đến cho mẹ và bé những kiến thức bổ ích về siêu âm thai nhi. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!

Xem thêm: Theo dõi nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh

Xem bài nguyên mẫu tại : Có thai bao lâu thì siêu âm được? Một số chú ý khi siêu âm thai



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2Icqo7k
via IFTTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét