Thứ Hai, 3 tháng 6, 2019

Bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ – thắc mắc chung của nhiều bà mẹ trẻ

Khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, chắc chắn sẽ có rất nhiều người thắc mắc về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ qua từng giai đoạn. Bài viết hôm nay, chúng tôi xin trả lời câu hỏi “Bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?”. Những lứa tuổi tiếp theo sẽ được chúng tôi giải đáp tiếp tục qua những bài viết tiếp theo, hãy cùng Viknews Việt Nam lần lượt tìm hiểu nhé!

[caption id="attachment_44146" align="aligncenter" width="1698"]Bé 8 tháng tuổi đã bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, do đó lúc này bé cũng cần được ăn đủ 3 bữa như người lớn a little girl eating strawberries[/caption]

Bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

Bé 8 tháng tuổi đã bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, do đó lúc này bé cũng cần được ăn đủ 3 bữa như người lớn. Nếu không có thời gian chế biến thức ăn cho trẻ, bạn cũng có thể biến tấu từ các món ăn của gia đình. Tuy nhiên, nên lựa chọn những loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tuyệt đối không cho trẻ ăn những loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng hay khó tiêu hóa.

Chế độ ăn dặm của trẻ 8 tháng được các chuyên gia gợi ý như sau:

  • Bú từ 750ml – 950ml sữa mẹ mỗi ngày, có thể chia thành 5 cử. Nếu không đủ sữa mẹ chúng ta có thể kết hợp thêm sữa công thức bên ngoài.
  • Bổ sung thêm 120ml nước ép hoa quả.
  • 1 – 2 muỗng ngũ cốc, hạt khô mỗi ngày.
  • 2 – 3 muỗng trái cây, nên ưu tiên các loại trái cây chứa nhiều vitamin C, vitamin A…
  • 2 – 3 muỗng rau xanh, chọn các loại rau có màu xanh, đỏ cung cấp đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cho trẻ.
  • Thịt, cá, trứng… cung cấp đủ lượng protein cần thiết cho trẻ. Mỗi bữa ăn cần 1 – 2 muỗng các loại thực phẩm này.

Thời gian biểu khoa học cho trẻ 8 tháng tuổi

Tùy thuộc vào thể trạng của bé cũng như hoàn cảnh chăm sóc của bố mẹ mà chúng ta có thể thiết lập một thời gian biểu riêng. Sau đâu là thời gian biểu dành cho trẻ 8 tháng tuổi mà Viknews Việt Nam gợi ý, chúng ta cùng tham khảo nhé!

[caption id="attachment_44147" align="aligncenter" width="1920"]Tùy thuộc vào thể trạng của bé cũng như hoàn cảnh chăm sóc của bố mẹ mà chúng ta có thể thiết lập một thời gian biểu riêng Tùy thuộc vào thể trạng của bé cũng như hoàn cảnh chăm sóc của bố mẹ mà chúng ta có thể thiết lập một thời gian biểu riêng[/caption]

  • 7:00 – Thức dậy và cho bú 250ml sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • 8:15 – Ăn sáng bằng bột ăn dặm
  • 9:00 – Ngủ khoảng 1 – 1,5 giờ
  • 10:00 – Cho bú 250ml sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • 11:00 – Ăn trưa bằng cháo dinh dưỡng
  • 12:30 – Cho bú 250ml sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • 13:00 – Ngủ trưa khoảng 2 giờ
  • 14:00 – Cho bú 100ml sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • 16:00 – Chơi đùa, trò chuyện cùng bé. Cũng có thể ru ngủ nếu bé có dấu hiệu buồn ngủ. Lưu ý: nên cho trẻ ngủ khoảng nửa tiếng để trẻ tỉnh táo và chuẩn bị bữa ăn tiếp theo.
  • 16:30 hoặc 17:00 – Ăn tối với những loại thức ăn dễ tiêu hóa và có thể kèm theo một ít nước ép trái cây.
  • 18:15 – Vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân và tập làm quen với việc nghe bố mẹ đọc truyện trước khi ngủ.
  • 19:00 – Cho bé bú khoảng 150ml sữa và ru bé ngủ. Có thể cho bú vào giữa đêm nếu bé cảm thấy đói.

Xem thêm: Tham khảo thực đơn cho bé 10-11-12 tháng tuổi viện dinh dưỡng

Những thức ăn không nên cho trẻ ăn trong giai đoạn này

Hệ tiêu hóa của trẻ 8 tháng tuổi còn khá non nớt, chưa hoàn chỉnh nên không phải loại thức ăn nào cũng có thể tiêu hóa được. Để giúp trẻ hấp thụ toàn bộ dinh dưỡng từ thức ăn, mẹ nên lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp. Không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn khó tiêu hóa hoặc không phù hợp với độ tuổi của trẻ.

[caption id="attachment_44148" align="aligncenter" width="1600"]Hệ tiêu hóa của trẻ 8 tháng tuổi còn khá non nớt, chưa hoàn chỉnh nên không phải loại thức ăn nào cũng có thể tiêu hóa được Hệ tiêu hóa của trẻ 8 tháng tuổi còn khá non nớt, chưa hoàn chỉnh nên không phải loại thức ăn nào cũng có thể tiêu hóa được[/caption]

Sau đây là danh sách các loại thực phẩm mẹ không nên cho trẻ ăn trong giai đoạn này:

  • Các loại bánh ngọt hoặc thức ăn mặn của người lớn
  • Mật ong cũng không nên sử dụng trong giai đoạn này vì khó hấp thu
  • Sữa bò rất khó hấp thu và không đủ dưỡng chất nên tuyệt đối không nên cho trẻ uống trong giai đoạn này.
  • Ngô, đậu đỗ , xúc xích hoặc các chế phẩm từ thịt lợn, thịt gia súc gia cầm khác

Khi ăn dặm, chỉ nên lựa chọn thực phẩm tươi sống, tuyệt đối không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn nhanh hay thức ăn chế biến sẵn. Nếu không có thời gian đi chợ mỗi ngày, bạn có thể mua về và dự trữ bằng cách trữ đông và sử dụng trong một tuần.

Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây hy vọng bạn đã biết bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ? Đối với những độ tuổi khác, chúng tôi cũng sẽ có bài viết giải đáp cụ thể. Bạn có thể truy cập website Viknews Việt Nam để tìm hiểu nhé. Chúng tôi tin chắc rằng đó sẽ là những thông tin vô cùng hữu ích dành cho mẹ và bé đấy.

Xem thêm: Thắc mắc của mẹ: Bé mấy tháng ăn được sữa chua?

Xem bài nguyên mẫu tại : Bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ – thắc mắc chung của nhiều bà mẹ trẻ



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2JUJkcu
via IFTTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét