Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2019

Tìm hiểu về bệnh giòi maggot. Cách phòng tránh bệnh giòi maggot

Bệnh giòi maggot là một căn bệnh rất đáng sợ và không bao giờ dành cho những người bị yếu tim. Hiểu nôm na là bị giòi làm tổ trên người. Dù là căn bệnh không phổ biến nhưng không khó để tìm ra những người đang mắc phải vì không hề kén độ tuổi, ai cũng có thể là nạn nhân để chúng tác động, tích hợp để gây bệnh. Hãy cùng Viknews Việt Nam tìm hiểu thêm về căn bệnh kinh dị thuộc loại nhất thế giới này.

Tìm hiểu về bệnh giòi maggot

Bệnh giòi maggot là căn bệnh mà giòi làm tổ trên cơ thể tại bất kỳ vị trí nào chúng muốn nhưng phổ biến nhất là miệng, tay, chân, mặt...Giòi sẽ sinh sôi, phát triển bên trong vật chủ, ăn hết mô và tạo ra các vết loét ngày càng lớn tại vị trí chúng kí sinh.

[caption id="attachment_44019" align="aligncenter" width="600"]bệnh giòi maggot Tìm hiểu về bệnh giòi maggot[/caption]

Nguyên nhân gây bệnh giòi maggot

Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên bạn cần nắm rõ được nguyên nhân để không bị mắc phải căn bệnh đáng sợ này.

Nguyên nhân bệnh là do ấu trùng ruồi – hay còn gọi là giòi gây ra. Bạn mắc bệnh hầu như là do vô tình. Có thể là khi bạn ăn phải thực phẩm chưa được vệ sinh sạch sẽ có chứa ấu trùng, ruồi đẻ trứng trên quần áo khi phơi bên ngoài nên khi mặc vào người thì ấu trùng cũng sẽ tiện thể thâm nhập luôn vào cơ thể thông qua các vết thương hở. này sẽ bám vào vật chủ không rời.

Khi cơ thể có vết thương, chảy máu thì ruồi sẽ rất dễ bị thu hút, chúng sẽ bay đến bám vào để đẻ trứng. Sau hơn 8 tiếng, trứng sẽ trở thành ấu trùng, đi dần vào cơ thể vật chủ và ăn hết mô.

Nếu không tìm cách chữa trị kịp thời thì chúng sẽ xâm nhập càng sâu vào cơ thể, lan sang các bộ phận khác như da, mắt, tai, miệng, dạ dày, ruột non...

Cơ chế gây bệnh của giòi maggot

  • Ruồi đưa ấu trùng vào vết thương hở hoặc theo các vết muỗi cắn.
  • Những ấu trùng này chính là giòi maggot bám vào người rồi chui sâu dần vào da.
  • Ruồi xanh hay nhặng có thể gửi ấu trùng qua vết thương hoặc đẻ trứng trực tiếp trong các mô chết.

[caption id="attachment_44020" align="aligncenter" width="640"]bệnh giòi maggot Cơ chế gây bệnh giòi maggot[/caption]

Làm sao để chữa khỏi được bệnh giòi maggot?

Khi bạn bị bệnh giòi maggot thì nên nhập viện ngay để được bác sỹ điều trị dứt điểm.

Nhờ oxy, ấu trùng mới có thể sống được. Nên khi phát hiện được vùng da bị ký sinh, hãy lấy thuốc mỡ bôi lên vùng da đó nhằm đẩy ấu trùng ra. Nếu vết thương bị hoại tử cần loại bỏ vùng tổn thương, làm sạch vết thương tránh nhiễm trùng.

Đối với các vùng da bị giòi maggot xâm nhập sẽ phải phẫu thuật để cắt bỏ bởi những bác sỹ giỏi.

Khi ấu trùng đã bị cách ly khỏi cơ thể, cách vết thương cần được khử trùng và làm sạch mỗi ngày bởi các y bác sỹ có chuyên môn. Tốt nhất bạn nên ở lại bệnh viện cho đến khi khỏi hẳn mới về. Vì chỉ cần để sót lại dù chỉ là 1 ấu trùng thôi thì bệnh cũng không bao giờ khỏi vì chúng phát triển rất nhanh.

Cách phòng bệnh giòi maggot

Tránh để cơ thể bị thương, đặc biệt là các vết thương hở sẽ dễ thu hút ruồi, muỗi, nhặng.

Nếu bị thương thì nên che chắn cẩn thận, mặc quần áo dài tay, đeo găng tay hay đi tất để bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng hay bị vật thể lạ bay vào. Tốt nhất nên sử dụng thuốc chống côn trùng để xịt hoặc bôi toàn thân.

[caption id="attachment_44021" align="aligncenter" width="655"]bệnh giòi maggot Cách phòng tránh bệnh giòi maggot[/caption]

Giữ gìn môi trường xung quanh sạch sẽ, phun thuốc giệt muỗi, ruồi, nhặng, côn trùng gây hại, giữ gìn vệ sinh cá nhân, quần áo giặt giữ phơi nơi thoáng mát.

Nếu trên người bạn có các vết thương hoại tử thì cần học cách vệ sinh đúng cách để tránh các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào.

Bệnh giòi maggot là căn bệnh ai nhìn cũng cảm thấy nôn nao, khó chịu vì biểu hiện không khác gì trong những thước phim kinh dị. Chính vì thế, tốt nhất nên biết cách phòng tránh để mình không bị mắc phải. Nếu không sẽ phải điều trị rất lâu dài và tốn kém.

Xem thêm: Bệnh u não sống được bao lâu?

Xem bài nguyên mẫu tại : Tìm hiểu về bệnh giòi maggot. Cách phòng tránh bệnh giòi maggot



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2KnlYvx
via IFTTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét