Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không? Nên ăn như thế nào mới là tốt?

Trứng vịt lộn là món ăn quen thuộc và là món khoái khẩu của rất nhiều bà bầu vì vừa ngon vừa bổ. Nhưng theo dân gian, ăn trứng vịt lộn thì khi sinh con ra nhiều tóc, hoặc dễ bị hen khiến nhiều bà bầu cảm thấy hơi lo sợ. Vậy những quan niệm này có đúng không? Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không? Hãy cùng Viknews Việt Nam tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Ăn trứng vịt lộn sinh con nhiều tóc, dễ bị hen là đúng hay sai?

Không có một nghiên cứu về y học nào chứng minh ăn trứng vịt lộn sinh con nhiều tóc cả. Trẻ tóc ít hay nhiều phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố là gen của bố mẹ và canxi trẻ hấp thụ khi vẫn còn nằm trong bụng mẹ.

[caption id="attachment_44689" align="aligncenter" width="640"]bầu có nên ăn trứng vịt lộn Ăn trứng vịt lộn không liên quan việc trẻ nhiều hay ít tóc, bị hen hay không[/caption]

Còn việc trẻ không may bị hen thì đó là vấn đề liên quan đến hệ hô hấp, khi phế quản phản ứng lại với một số yếu tố như khói bụi, lông động vật...Hoặc do yếu tố di truyền, không có một chút liên quan nào đến việc mẹ ăn trứng vịt lộn hay không.

Bầu có nên ăn trứng vịt lộn không?

Trứng vịt lộn thường ăn cùng gừng, rau răm là món ăn yêu thích của rất nhiều người. Theo Đông y, trứng vịt lộn cũng là bài thuốc có tác dụng dưỡng huyết, ích trí, và bồi bổ cơ thể.

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không? Câu trả lời là có vì trứng vịt lộn nổi tiếng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, rất giàu năng lượng, protein, canxi, phốt pho, sắt, lipid...chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như A, B1, B2, C, PP

Chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ tác hại của trứng vịt lộn đối với bà bầu. Do đây là thực phẩm cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất nên bà bầu có thể thêm vào thực đơn hằng ngày. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn vì có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, gây béo phì, mắc phải các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường.

Trong trứng có vitamin A, rất quan trọng đối với sự phát triển các cơ quan của thai nhi như tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và hệ thần kinh trung ương. Nhưng nếu mẹ ăn quá nhiều trứng vịt lộn sẽ gây dư thừa vitamin A sẽ không tốt, có thể gây dị tật bẩm sinh và ngộ độc gan.

[caption id="attachment_44690" align="aligncenter" width="600"]bầu có nên ăn trứng vịt lộn Bầu có nên ăn trứng vịt lộn?[/caption]

Do đó, bà bầu chỉ nên ăn khoảng 3 trứng vịt lộn mỗi tuần và không nên ăn 2 quả một lúc sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa và tăng cholesteron trong máu; khoảng cách giữa các lần ăn nên xa nhau để tận dụng được tối đa nguồn dinh dưỡng phong phú có trong trứng.

Những lưu ý khi bà bầu ăn trứng vịt lộn

  • Trứng vịt lộn có quá nhiều đạm nên tránh ăn buổi tối, ăn đêm hay trước khi đi ngủ vì dễ gây khó tiêu, ợ hơi, có thể làm bà bầu trằn trọc, khó ngủ.
  • Không nên ăn nhiều trứng vịt lộn liên tục trong nhiều ngày , thèm đến đâu cũng không nên ăn quá 3 quả 1 tuần.
  • Khi ăn trứng vịt lộn không được ăn kèm rau răm vì rau răm có tính hàn, chứa chất kích thích tử cung mạnh dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm như sảy thai sớm, đặc biệt là là trong 3 tháng đầu.
  • Ăn trứng vịt lộn rồi thì hạn chế các thực phẩm bổ sung vitamin A vì dễ bị thừa vitamin.
  • Chỉ được ăn trứng vịt lộn đã được rửa sạch và nấu chín kỹ.
  • Bà bầu đang bị tiểu đường, huyết áp, tim mạch tốt nhất không ăn trứng vịt lộn do lượng cholestoron quá nhiều trong trứng sẽ gây tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

[caption id="attachment_44691" align="aligncenter" width="600"]bầu có nên ăn trứng vịt lộn Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn như thế nào mới tốt?[/caption]

  • Thời điểm tốt nhất để ăn trứng vịt lộn là vào buổi sáng - thời điểm vàng để bà bầu bổ sung trứng vịt lộn vào chế độ ăn của bà bầu. Bà bầu có thể dùng cho bữa chính hoặc sử dụng trứng vịt lộn cho bữa ăn nhẹ vào giữa buổi sáng, ăn vào 3 tháng giữa thai kỳ, tránh ăn vào 3 tháng đầu hay những tháng cuối.

Vậy là bà bầu đã biết bầu có nên ăn trứng vịt lộn hay không rồi phải không nào? Thực tế trứng vịt lộn là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không nên lạm dụng vì ăn nhiều sẽ tăng cholestoron, đầy bụng, khó tiêu và gây thừa vitamin A. Tốt nhất, bà bầu cần bổ sung dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau.

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc bà bầu ăn cà tím được không?

Coi thêm ở : Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không? Nên ăn như thế nào mới là tốt?



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2IFa0er
via IFTTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét