Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Thai máy nhiều có tốt không – câu trả lời chính xác từ các chuyên gia

Thai nhi đạp trong bụng mẹ hay còn gọi là thai máy tạo sự thích thú đối với chị em. Bởi lúc này mẹ có thể cảm nhận sự chuyển động của bé. Những hành động này có thể tăng dần lên và bắt đầu xuất hiện nhiều ở những tháng cuối của thai kỳ. Vậy, thai máy nhiều có tốt không? Chúng báo hiệu rằng bé đang khỏe mạnh hay đang gặp vấn đề gì khác? Hãy cùng Viknews Việt Nam tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết bên dưới nhé!

[caption id="attachment_44747" align="aligncenter" width="1200"]Thai nhi đạp trong bụng mẹ hay còn gọi là thai máy tạo sự thích thú đối với chị em Thai nhi đạp trong bụng mẹ hay còn gọi là thai máy tạo sự thích thú đối với chị em[/caption]

Tìm hiểu về hiện tượng thai máy

Thai máy là thuật ngữ chung để chỉ tình trạng thai cử động trong bụng mẹ như: đấm, đá, nhào lộn… Kể từ tuần thứ 8 của thai kỳ đã xuất hiện tình trạng này nhưng mãi đến tuần thứ 16 mẹ bầu mới có thể cảm nhận được những cử động này.

Thai maý chỉ là những cử động nhỏ và chỉ diễn ra thỉnh thoảng chứ không thường xuyên. Do đó, đôi lúc chị em cảm nhận được cử động của bé cưng trong bụng nhưng nhiều lúc lại không. Đây là hiện tượng bình thường nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm nhé!

Thai máy nhiều có tốt không?

Để biết thai máy nhiều có tốt không, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu cử động của thai nhi qua từng giai đoạn.

  • Tam cá nguyệt thứ 2

Vào tháng thứ 5, mẹ có thể cảm nhận được những cử động đầu tiên của bé trong bụng mẹ. Tương tự lời nói xin chào của bé với mẹ vậy, đây già giây phút thiêng liêng mẹ bầu nên ngồi lại để cảm nhận nhé!

[caption id="attachment_44748" align="aligncenter" width="1024"]Vào tháng thứ 5, mẹ có thể cảm nhận được những cử động đầu tiên của bé trong bụng mẹ Vào tháng thứ 5, mẹ có thể cảm nhận được những cử động đầu tiên của bé trong bụng mẹ[/caption]

  • Tháng thứ 7

Lúc này, bé đã có thể đá, đạp và lăn lộn trong bụng mẹ. Trung bình mỗi giờ bé sẽ đạp khoảng 10 lần, nếu bạn không cảm nhận được những cử động này hãy cố gắn uống nhiều nước trái cây để tăng sự hưng phấn và hăng hái của bé. Nếu bé cử động quá ít, dưới 10 lần/2 giờ bạn hãy tìm đến bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.

  • Tháng thứ 8

Giai đoạn này, do thai nhi phát triển nên không gian trong tử cung thường bị thu hẹp lại khiến bé vô cùng chật chội. Do đó, những cú đá trong bụng mẹ thường ít hơn. Bù lại bé thường xuyên lăn lộn trong bụng mẹ hơn.

  • Tháng thứ 9

Đây là giai đoạn bé cử động rất nhiều, bé di chuyển rất nhiều. Do đó, chị em nên cố gắng chọn tư thế nằm thoải mái giúp nhất. Có thể nằm nghiêng và kê gối ở dưới để dễ chịu và dễ ngủ hơn.

Xem thêm: Dấu hiệu thai máy và cảm giác thai máy như thế nào?

Bé không cựa quậy – hãy cẩn trọng

Tuy mẹ gặp không ít khó chịu nhưng thai máy là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang khỏe mạnh. Do đó, chị em có thể yên tâm về sức khỏe của bé cưng trong bụng. Ngược lại, nếu bé không cựa quậy hoặc quá im ắng, hãy tìm gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xử lý đúng cách. Vì đây có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu oxy, thiếu nước ối hoặc động thai.

Khi thai nhi không cử động kèm theo dấu hiệu nôn mửa, co thắc tử cung, chảy máu âm đạo… là những dấu hiệu của việc tim thai đang có vấn đề. Nếu thai không máy trong nhiều giờ liên tục có thể đã bị chết lưu. Tình trạng này thường gặp ở các mẹ bầu thường xuyên hút thuốc, uống rượu, tiền sản giật, huyết áp, sa dây rốn hoặc đã có tiền sử lưu thai trong thai kỳ trước.

[caption id="attachment_44749" align="aligncenter" width="1050"]Bạn nên giảm các tác nhân xấu ảnh hưởng đến thai nhi như: hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất kích thích… Bạn nên giảm các tác nhân xấu ảnh hưởng đến thai nhi như: hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất kích thích…[/caption]

Để phòng tránh tình trạng này, bạn nên khám thai đều đặn hằng tuần từ tuần thứ 26. Đối với những thai phụ có nguy cơ sẩy thai cao hoặc mang song thai, chị em nên nghỉ ngơi tuyệt đối và theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của mình.

Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp mãi đến lúc đi sinh mới phát hiện thai đã chết lưu. Do vậy, để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé, chị em phải tự theo dõi cử động của thai nhi. Thông thường, thai nhi sẽ cử động trong vòng 1 giờ, do đó trong vòng 1 giờ đồng hồ nếu không xảy ra tình trạng thai máy bạn hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa ngay.

Ngoài ra, bạn nên giảm các tác nhân xấu ảnh hưởng đến thai nhi như: hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất kích thích… Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh để cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng, stress…

Với những thông tin mà Viknews Việt Nam vừa chia sẻ trên đây hy vọng bạn đã biết được thai máy nhiều có tốt không đúng không nào. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về thai kỳ và sinh nở hãy liên hệ website hoặc fanpage của chúng tôi để có câu trả lời chính xác nhất nhé. Chúc chị em có một thai kỳ thật khỏe mạnh!

Xem thêm: Có thai bao lâu thì siêu âm được? Một số chú ý khi siêu âm thai

Xem nguyên bài viết tại : Thai máy nhiều có tốt không – câu trả lời chính xác từ các chuyên gia



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2KhVigz
via IFTTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét