Séc là một hình thức thanh toán hiện đang được nhiều ngân hàng thương mại áp dụng. Nhưng đại bộ phận dân cư và khách hàng thì chưa hiểu về loại hình thanh toán này lắm dẫn đến những sai sót, nhầm lẫn không đáng có. Hôm nay, Viknews Việt Nam sẽ cung cấp tới bạn một số thông tin bổ ích để bạn hiểu hơn về Séc nhé!!!!
Một số khái niệm trong thanh toán Séc
Séc là một loại giấy tờ có giá, do người kí phát lập ra lệnh cho người bị kí phát có thể là Ngân hàng, tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán,.. được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình thanh toán cho người thụ hưởng.
[caption id="attachment_37548" align="aligncenter" width="660"] Séc là gì?[/caption]
Người kí phát là người lập và kí phát hành séc đồng thời cũng là người mua và có nghĩa vụ thanh toán.
Người bị kí phát là người có trách nhiệm thanh toán số tiền kí trên Séc, thường đó là Ngân hàng.
Người thụ hưởng là người sở hữu Séc với tư cách là người nhận thanh toán theo sự chỉ định của người kí phát. Trong một số trường hợp có thể là người nhận chuyển nhượng Séc hoặc là người cầm giữ Séc nếu trên Séc có ghi là phải trả cho người cầm giữ.
Quy định trong thanh toán Séc
Về thời hạn xuất trình của Séc: 30 ngày kể từ ngày kí phát hành, nếu có một số sự kiện bất khả kháng không thể kiểm soát được thời gian có thể kéo dài đến 6 tháng.
Thực tế có thể xảy ra trường hợp trong tài khoản của người kí phát không đủ số tiền để thanh toán ghi trên Séc. Lúc này chúng ta có thể xử lí theo cầu của người thụ hưởng.
- Người thụ hưởng yêu cầu thanh toán trước một phần số tiền. Ngân hàng thực hiện theo yêu cầu của người thụ hưởng trong phạm vi khoản tiền người kí phát hiện có, phần còn lại được lập giấy xác nhận từ chối thanh toán.
- Người thụ hưởng có thể chờ đến khi tài khoản đơn vị chi trả đủ tiền để thực hiện thủ tục nhận tiền thanh toán.
Séc được đảm bảo thanh toán khi nào?
Một tờ Séc có giá trị thanh toán khi trong thời gian thanh toán không có lệnh đình chỉ thanh toán của người kí phát.
Séc phải đảm bảo vẫn còn thời hạn để đem đi xuất trình.
Quy trình thanh toán Séc
Quy trình thanh toán Séc bao gồm 6 bước như sau
[caption id="attachment_37549" align="aligncenter" width="954"] Quy trình thanh toán séc[/caption]
- Người trả tiền phát hành Séc và giao trực tiếp Séc cho người nhận thanh toán
- Ngân hàng thu hộ làm thủ tục chuyển séc sang ngân hàng nhận thanh toán
- Ngân hàng nhận thanh toán là thủ tục kiểm tra số dư trên tài khoản thanh toán của khách hàng và làm thủ tục thanh toán cho người trả tiền, trong trường hợp số dư đủ tiền để thanh toán.
- Ngân hàng nhận thanh toán làm thủ tục thanh toán cho người thụ hưởng.
- Ngân hàng nhận thanh toán thanh toán tiền trả cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng thu hộ
- Ngân hàng thu hộ tiến hành trả cho người thụ hưởng thông qua tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng đó.
Ưu điểm, nhược điểm của hình thức thanh toán bằng Séc
Ưu điểm
- Thủ tục thanh toán đơn giản, người trả tiền hoàn toàn chủ động trong thanh toán, không phải làm thủ tục bảo chi, kí quỹ.
- Người nhận tiền chủ động nộp Séc vào ngân hàng để thực hiện nhận thanh toán.
Nhược điểm
- Nếu người thanh toán không thực hiện thanh toán kịp thời khi tài khoản không đủ tiền có thể bị trả thêm một khoản phạt trả chậm
- Bên cạnh đó, người thụ hưởng cũng khá bị động trong việc nhận tiền thanh toán từ ngân hàng do còn phải thực hiện một số thủ tục khác.
Séc bảo chi, bạn đã biết chưa?
Séc bảo chi là séc mà ngân hàng đảm bảo chi trả bằng cách trích trước số tiền trên tờ séc từ tài khoản tiền gửi của khách hàng sang tài khoản bảo đảm thanh toán séc. Ngân hàng sẽ đóng dấu bảo chi vào mặt trước của tờ séc.
[caption id="attachment_37550" align="alignnone" width="800"] Séc bảo chi[/caption]
Việc sử dụng loại séc này sẽ đảm bảo chắc chắn quyền lợi cho người thụ hưởng. Nhưng trong một số trường hợp thủ tục này quá rườm rà và người trả tiền phải thực hiện kí quỹ trước tiền.
Xem thêm: Style là gì? Những style thời trang đang làm mưa làm gió trong giới trẻ hiện nay
Xem nguyên bài viết tại : Séc là gì? Những vấn đề chung về hình thức thanh toán bằng Séc
from Viknews.com - Feed https://ift.tt/2TmS3Zt
via IFTTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét