Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

FDI là gì? FDI có tầm quan trọng như thế nào?

Trong kinh tế học hay trong kinh doanh, FDI là một khái niệm được mọi người nhắc đến rất nhiều, nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Vậy bản chất FDI là gì? Nó có những đặc điểm như thế nào và tầm quan trọng ra sao trong nền kinh tế ngày nay? Hãy cùng Viknews Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm FDI là gì?

FDI ( Foreign Direct Investment) được hiểu là đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đây là hình thức đầu tư vốn có thời hạn tương đối dài của cá nhân, tổ chức hay công ty của quốc gia này vào quốc gia khác bằng việc thiết lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay tổ chức, công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này.

[caption id="attachment_38964" align="alignnone" width="1024"]fdi-la-gi Khái niệm FDI[/caption]

Những doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI có thể có số vốn 100% của nước ngoài hoặc cũng có thể có sự hợp tác về vốn giữa doanh nghiệp trong nước và các đối tác nước ngoài để cùng chia sẻ lợi nhuận, rủi ro. Tuy nhiên, thông thường để nắm được quyền kiểm soát thì số vốn điều lệ từ đối tác nước ngoài bỏ ra phải nhiều hơn số vốn của doanh nghiệp trong nước, tối thiếu là 52%, để từ đó các đối tác nước ngoài có thể điều hành, đưa ra quyết định cho sự phát triển của công ty, doanh nghiệp.

FDI có đặc điểm gì?

Từ thời điểm Việt Nam mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới thì số lượng các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào nước ta là vô cùng lớn, đặc biệt là ở thời điểm hiện tại khi mà cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra trên toàn cầu, Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoay chuyển mình đó. Chính bởi lẽ đó mà loại hình doanh nghiệp FDI hiện đang khá phổ biến tại nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung.

[caption id="attachment_38965" align="alignnone" width="1024"]dac-diem-fdi FDI có đặc điểm gì?[/caption]

Có thể kể đến một vài đặc điểm doanh nghiệp FDI như sau.

- Mục đích cuối cùng của các nhà đầu tư là thu được nguồn lợi từ những gì họ đã bỏ ra.

- Số vốn mà các nhà đầu tư bỏ ra ở mỗi nước cũng không giống nhau, tùy theo quy định của từng quốc gia mà sẽ có số vốn điều lệ tối thiểu nhà đầu tư cần phải bỏ ra để có thể nắm quyền điều hành doanh nghiệp

- Bên cạnh đó các nước nhận được đầu tư cũng cần có những quy định chặt chẽ, một mặt vừa thu hút được các nhà đầu tư nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế đất nước, mặt khác để tránh tính trạng FDI đầu tư vào chỉ phục vụ cho mục đích riêng của các nhà đầu tư.

- Căn cứ vào việc đóng góp vốn điều lệ hay vốn phát định sẽ quy định quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên, do đó khi có rủi ro, sự cố thì phải chia theo tỷ lệ này.

- Thu nhập mà các nhà đầu tư có được sau quá trình hoạt động của doanh nghiệp chính là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó, hay nói cách khác nó là thu nhập từ kinh doanh chứ hoàn toàn không phải lợi tức như một số người đã lầm tưởng.

- Khi thực hiện FDI, các nhà đầu tư ngoài việc rót vốn theo hạn định, thì họ thường kèm theo đó là quá trình chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cho doanh nghiệp, công ty mà họ có ý định rót vốn vào, điều này có thể được coi là một lợi thế lớn đối với các quốc gia được tiếp nhận đầu tư, chính nhờ thông qua hoạt động FDI này mà nước chủ nhà có cơ hội được tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi các phương pháp lãnh đạo, quản lý hiệu quả cao.

Một số hình thức tổ chức doanh nghiệp FDI:

Chúng ta có thể kể đến một số loại hình doanh nghiệp FDI phổ biến trên thế giới và Việt Nam đó là:

- Công ty được thành lập với 100% số vốn là đầu tư đến từ nước ngoại tại Việt Nam.

- Thành lập công ty việt nam có các đối tác là các nhà đầu tư nước ngoài.

- Thành lập các chi nhánh công ty nước ngoài  tại Việt Nam. . .

Chúng ta có thể kể đến những doanh nghiệp FDI tại Việt Nam như Samsung, Toshiba, Tiger Việt Nam, Bosch... Đa phần đều là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử, công nghệ.

FDI có vai trò như thế nào?

Hoạt động FDI vừa có tác động tích cực, vừa có tác đọng tiêu cực đến cả nước đầu tư và nước được đầu tư. Cụ thể như sau:

Đối với quốc gia đầu tư:

- Lợi ích: Nước đầu tư thường là bên trực tiếp điều hành và quản lý nguồn vốn của công ty nên thường sẽ có thể đưa ra được những quyết định có lợi cho mình. Hơn nữa, họ có thể thuê được nguồn lao động rẻ cùng tài nguyên phong phú, đa dạng với mức giá tốt và tận dụng được thị trường tiêu thụ rộng lớn của quốc gia họ đang đầu tư. Từ đó, giúp doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra mức chi phí thấp nhưng lại có được doanh thu và lợi nhuận lớn.

- Hạn chế: Khi thực hiện đầu tư FDI thì quốc gia của họ sẽ mất đi nguồn vốn đầu tư, dễ dẫn đến suy thoái kinh tế và nguy cơ thất nghiệp. Đặc biệt, một số điểm đáng lưu ý đó là khi tiến hành đầu tư thì họ sẽ gặp phải những rào cản về chính trị , pháp luật, văn hóa xã hội gây khó khăn trong quá trình tạo dựng và phát triển doanh nghiệp.

[caption id="attachment_38966" align="alignnone" width="1024"]vai-tro-fdi Vai trò FDI là gì?[/caption]

Đối với quốc gia được đầu tư:

- Lợi ích: Có thể nói đối với những nước được đầu tư FDI thì có thể tận dụng cơ hội để khai thác một cách hiệu quả nguồn nhân lực cũng như tài nguyên của mình. Bên cạnh đó, họ có thể tiếp thu được trình độ khoa học kỹ thuật, tiếp thu công nghệ hiện đại, tiên tiến của quốc gia đầu tư để học hỏi và phát huy. Không chỉ vậy, hoạt động FDI còn giúp những nước này phát triển kinh tế, tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Nhìn chung, FDI đem đến một luồng gió mới cho kinh tế xã hội và cuộc sống của người dân.

- Hạn chế: Nếu hoạt động FDI không được quan tâm và tiến hành một cách khoa học, hợp lý có thể dẫn đến tình trạng nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Đặc biệt, FDI cũng là một trong những lý do có thể dẫn đến bất ổn chính trị, mối quan hệ hữu nghị giữa các nước và trật tự xã hội. Ngoài ra, sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các công ty trong nước, bởi khi không có đủ tiềm lực cạnh tranh họ sẽ bị đào thải.

[caption id="attachment_38967" align="alignnone" width="1024"]loi-ich-han-che-fdi Lợi ích và hạn chế của FDI.[/caption]

Trên đây là những kiến thức xoay quanh khái niệm FDI mà Viknews Việt Nam muốn chia sẻ với quý độc giả. Hy vọng bài viết hữu ích với những ai đang nghiên cứu về kinh tế hay các CEO để có những quyết định đúng đắn trong hoạt động đầu tư FDI.

Xem thêm: GDP và tầm ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế.

Coi bài nguyên văn tại : FDI là gì? FDI có tầm quan trọng như thế nào?



from Viknews.com - Feed https://ift.tt/2FMeUWW
via IFTTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét