Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2019

Trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không? Làm sao để trẻ bớt ngáy

Những mẹ có con lần đầu thường cảm thấy lo lắng khi con ngủ hay ngáy. Nhiều người cho rằng trẻ sơ sinh ngủ ngáy là bình thường, số khác lại nghĩ đó là dấu hiệu bệnh lý. Để giải quyết thắc mắc này, Viknews Việt Nam xin cung cấp các thông tin liên quan đến việc trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không, bố mẹ cần làm gì khi trẻ ngủ ngáy.

Giải thích lý do vì sao trẻ sơ sinh ngủ ngáy:

Nói chung, những em bé sơ sinh ngáy trong khi đang ngủ là điều hoàn toàn bình thường. Thực tế, khi còn bé, đường hô hấp của trẻ còn nhỏ, hẹp và lại chứa nhiều chất bài tiết nên làm bé khó thở, không khí khó đi vào và cuối cùng là phát ra âm thanh ngáy. Khi trẻ lớn lên, hiện tượng này sẽ biến mất. Về mặt sinh lý học, hầu hết trẻ sơ sinh đều bị ngáy trong tháng đầu tiên.

[caption id="attachment_38947" align="aligncenter" width="660"]trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không Trẻ ngủ ngáy là do nhiều nguyên nhân[/caption]

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thì trẻ sơ sinh ngủ ngáy là do một số nguyên nhân khác như cảm lạnh, dị ứng, bị hạch hay viêm amidan khiến cho trẻ thường ngáy khi ngủ thật say, các cơ họng giãn ra gây ra tiếng ngáy khi trẻ thở.

Những bệnh khiến trẻ sơ sinh ngáy khi ngủ

Dù trẻ sơ sinh ngáy là do gặp khó khăn trong việc hít thở. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần chú ý và biết rõ về một số nguyên nhân đến từ bệnh lý như sau để kịp thời chữa trị cho trẻ:

  • Trẻ sơ sinh bị cảm cúm: Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh ngáy khi ngủ. Cảm cúm khiến trẻ ra nhiều nước mũi, dịch mũi quá nhiều làm cản trở đường thở của trẻ.
  • Trẻ sơ sinh bị viêm Amidan: Trẻ bị viêm Amidan, họng bị sưng to quá trình hít thở gặp khó khăn. Không chữa kịp thời sẽ khiến cho trẻ thiếu oxy thường xuyên, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
  • Trẻ bị ngưng thở trong lúc ngủ: Dù là ngưng thở trong vài giây rồi lại thở tiếp nhưng nếu hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến trẻ ngáy. Nguy hiểm hơn có thể gây đột tử ở trẻ.

[caption id="attachment_38948" align="aligncenter" width="750"]trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không Trẻ ngủ ngáy có thể do bệnh lý nên mẹ cần đưa trẻ đi khám chữa kịp thời[/caption]

Làm sao để trẻ sơ sinh đỡ ngáy

Trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không? Nếu chỉ là nguyên nhân bình thường, bố mẹ có thể làm theo một số mẹo dưới đây để giúp trẻ cảm thấy thoải mái và dễ thở hơn. Thực hiện càng sớm sẽ càng hiệu quả hơn.

  • Sử dụng máy phun để tăng độ ẩm trong không khí để trẻ thở dễ hơn.
  • Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, nhỏ thẳng vào lỗ mũi 5 đến 7 giọt. Cách này giúp trẻ đẩy được các chất bài tiết đang tắc trong mũi ra ngoài. Làm đường thở của trẻ thoáng hơn.
  • Đầu khuynh diếp giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Mẹ có thể sử dụng dầu bằng cách chấm lên quần áo trẻ hay xịt trực tiếp vào không khí lúc trẻ ngủ.
  • Nên cho trẻ gối cao một chút, để trẻ nằm ngửa để không khí tràn từ mũi vào phổi được lưu thông dễ dàng hơn.
  • Giữ ấm phần cổ và ngực trẻ để tránh cảm lạnh.
  • Loại bỏ những yếu tố gây dị ứng cho trẻ, đặc biệt là về hô hấp.
  • Thay đổi tư thế ngủ của trẻ.
  • Không để trẻ sống trong môi trường nóng, ẩm. Đảm bảo không khí trong phòng bé ngủ luôn sạch sẽ, thơm tho, không bị ám mùi lạ, khói thuốc lá…
  • Nếu trẻ đang bị thừa cân thì trong bữa ăn hằng ngày hạn chế chất béo, đường.
  • Cho trẻ tập thể dục thường xuyên.

[caption id="attachment_38949" align="aligncenter" width="750"]trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không Cho trẻ ngủ không gian thoáng, sạch, không mùi thuốc lá hay mùi lạ[/caption]

Nhiều mẹ lạm dụng máy thông mũi và nghĩ rằng thường xuyên sử dụng sẽ giúp trẻ hết ngáy. Tuy nhiên, loại máy này không thực sự thông được mũi trẻ do không đi được đến cuống mũi, nơi tích tụ nhiều chất bài tiết. Nếu sử dụng không đúng cách còn làm tổn thương mũi, gây ảnh hưởng đường thở.

Ngáy kinh niên thường là do kết cấu mũi và họng, bị ngạt thở khi ngủ,...Nhưng trẻ bị ngáy có thể do nguyên nhân bệnh lý phức tạp khác. Nếu thấy trẻ ngáy nhiều hơn so với bình thường, để giúp bản thân an tâm hơn, mẹ đưa trẻ đến bác sỹ khám cho rõ bệnh hơn.

Trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không? Hi vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp mẹ an tâm phần nào khi con mình ngủ ngáy. Nếu đã thực hiện hết theo các lời khuyên để trẻ bớt ngáy mà vẫn thấy trẻ ngáy nhiều hơn, mẹ cần đưa trẻ đi khám để tìm ra được nguyên nhân sâu xa.

Xem thêm: Mẹ cần chú ý những gì khi trẻ sốt nhẹ kéo dài nhiều ngày

Tham khảo bài viết gốc ở : Trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không? Làm sao để trẻ bớt ngáy



from Viknews.com - Feed https://ift.tt/2U6vHwD
via IFTTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét