Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2019

M&A là gì? Những câu chuyện “đình đám” xoay quanh M&A tại Việt Nam

Trong  3 năm qua (2016-2018), thị trường trong nước đã phải “giật mình” chứng kiến chuỗi thâu tóm giữa các doanh nghiệp tư nhân. Điển hình trong số đó phải nhắc tới Kido chiếm lĩnh 65% dầu thực vật Tường An, Holcim Việt sát nhập vào “nhà” SCCC hãy VIB nắm giữ quyền lợi trong ngân hàng ngoại CBA,...Tất cả những hiện tượng này được gọi chung là thương vụ M&A. Vậy M&A là gì? Hãy cùng Viknews Việt Nam tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Khái niệm M&A là gì?

M&A là chữ viết tắt của hai từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). Như vậy hoạt động M&A là việc giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua quá trình sáp nhập hay nói cách khác chính là mua lại số cổ phần hoặc toàn bộ một doanh nghiệp khác. Mục đích cuối cùng của M&A không chỉ đơn giản dừng lại ở việc mua cổ phần, mà còn lấn sân trong những vấn đề quan trọng. Đặc biệt M&A còn “muốn” tác động phần lớn tới hoạt động kinh doanh và hoạt động quản trị của doanh nghiệp bị mua lại.

[caption id="attachment_38480" align="alignnone" width="1024"]m&a-la-gi M&A là gì?[/caption]

Sự sáp nhập chính là mắt xích liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô, từ đây hình thành nên doanh nghiệp mới. Tài sản, lợi ích chung và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp chủ động sáp nhập. Mua lại là hình thức doanh nghiệp lớn sẽ mua lại và có quyền sở hữu doanh nghiệp nhỏ.

Vai trò của chiến lược M&A là gì?

Khi sử dụng M&A, doanh nghiệp sẽ nhận được những lợi ích như:

- Mở rộng thị phần nhanh.

- Tăng thêm hiệu quả về mặt kinh tế-kinh doanh.

- Điều chỉnh lại nguồn nhân sự cho hợp lý nhất.

- Giảm bớt đi những chi phí phát sinh không cần thiết.

- Tận dụng được công nghệ chuyển giao.

[caption id="attachment_38481" align="alignnone" width="1024"]vai-tro-m&a Vai trò của chiến lược M&A là gì?[/caption]

Đó cũng chính là những lý do mà CEO của các doanh nghiệp quan tâm đến hoạt động M&A.

Các hình thức M&A phổ biến nhất hiện nay là gì?

M&A có ba hình thức chính: M&A theo chiều dọc, M&A theo chiều ngang và M&A kết hợp.

M&A theo chiều dọc

Bản chất thì đây là sự kết hợp của hai công ty có chuỗi giá trị sản xuất cùng một sản phẩm. dịch vụ. Điểm khác biệt nằm ở giai đoạn sản xuất của họ. Loại sáp nhập sẽ đem tới lợi ích:

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ các mặt hàng thiết yếu.

- Tránh gián đoạn trong nguồn cung cấp.

- Hạn chế cung cấp cho đối thủ cạnh tranh.

- Nâng cao doanh thu và lợi nhuận.

- Giảm chi phí trung gian.

[caption id="attachment_38482" align="alignnone" width="1024"]hinh-thuc-m&a Các hình thức m&a.[/caption]

M&A theo chiều ngang

Hình thức M&A theo chiều ngang được hiểu là sự mua bán, sáp nhập của doanh nghiệp cùng ngành và cùng giai đoạn sản xuất. Thành phần chủ yếu tham gia hình thức này chính là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhau. Lợi ích đem lại từ hình thức này gồm có:

- Loại bỏ được sự cạnh tranh.

- Giúp công ty tăng thị phần nhanh.

- Đẩy mạnh doanh thu và lợi nhuận.

- Giảm chi phí cố định.

- Mở rộng thị trường.

- Loại bỏ cạnh tranh.

M&A kết hợp

Sự sáp nhập giữa các doanh nghiệp ở trường hợp này sẽ tạo nên tập đoàn lớn. Sản phẩm mà các doanh nghiệp cung cấp có thể không giống nhau, tuy nhiên chúng lại có sự ảnh hưởng và bổ sung hiệu quả cho nhau. Lợi ích của mô hình này như sau:

- Tạo thuận lợi cho người tiêu dùng.

- Giúp công ty đa dạng hóa sản phẩm.

- Giảm thiểu rủi ro và cung cấp quyền truy cập vào nhiều thị trường lớn.

Tổng kết thì M&A chính là hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp (sáp nhập và mua lại). Có thể thấy rằng thương vụ M&A  sẽ đem tới vô vàn lợi ích cho doanh nghiệp. Nếu quan tâm tới chiến lược này thì các bạn có thể tham khảo thêm những nguồn thông tin liên quan nhé. Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian cho bài viết.

Xem thêm: CEO là gì? CEO có tầm ảnh hưởng như thế nào đối với một tổ chức?

Coi thêm tại : M&A là gì? Những câu chuyện “đình đám” xoay quanh M&A tại Việt Nam



from Viknews.com - Feed https://ift.tt/2W26u2L
via IFTTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét