Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019

Mẹ cần làm gì khi trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều?

Cảm lạnh là bệnh ở đường hô hấp rất thường gặp, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi. Triệu chứng của bệnh có thể nặng và nhẹ, nếu nhẹ mà xử lý kịp thời, trẻ sẽ nhanh khỏe lại. Hãy cùng Viknews Việt Nam tìm hiểu về các dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều.

Dấu hiệu nào để biết trẻ bị cảm lạnh?

Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường bị 8 đến 10 lần cảm lạnh mỗi năm. Từ 2 tuổi đến tuổi mẫu giáo có khoảng 9 lần cảm lạnh mỗi năm. Như vậy để biết đây là bệnh hô hấp rất hay gặp ở trẻ, đặc biệt rơi nhiều vào thời gian tháng 9 đến tháng 3 hoặc tháng 4. Vậy, dấu hiệu để nhận biết trẻ bị cảm lanh là: chảy nước mũi, hắt hơi liên tục, sốt, nôn trớ, ho, quấy khóc, mệt mỏi…

[caption id="attachment_37992" align="aligncenter" width="750"]trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều 1 Trẻ bị cảm lạnh sẽ có dấu hiệu ho, nôn, hắt hơi...[/caption]

Nếu trẻ bị cảm lạnh không quá nặng, và được chăm sóc đúng cách sẽ khỏi sau 1 tuần. Nếu bị nặng hơn như nôn nhiều, không ăn uống được mấy thì sẽ lâu khỏi hơn.

Nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều

Nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều phổ biến nhất là do:

- Trẻ bị cảm hay có dấu hiệu ho. Vì ho nhiều các cơ bụng và ngực trẻ bị thắt lại, dẫn đến hiện tượng tăng áp lực trong ổ bụng, ép vào dạ dày nên dễ bị nôn hơn.

- Trẻ dưới 2 tuổi thường chưa biết xì mũi, thay vào đó thường nuốt dịch mũi vào họng làm cho dạ dày luôn trong trạng thái căng và đầy hơi nên mẹ sẽ thấy trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều.

- Trẻ quấy khóc nhiều cũng khiến dễ buồn nôn.

- Khi trẻ bị cảm lạnh rất dễ chán ăn, hoặc không thích ăn. Nếu mẹ cứ ép trẻ ăn nhiều hơn để mau khỏi bệnh sẽ ảnh hưởng tâm lý và dễ gây nôn cho trẻ.

[caption id="attachment_37994" align="aligncenter" width="750"]trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều 1 Trẻ bị cảm lạnh mà bị ép ăn sẽ rất dễ bị nôn[/caption]

Mẹ cần làm gì khi trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều?

Mẹ chắc chắn sẽ rất lo lắng khi thấy trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều. Tuy nhiên, mẹ cần hết sức bình tĩnh để có những biện pháp chăm sóc kịp thời giúp trẻ đỡ hơn như sau:

Trường hợp nặng:

Nên gặp bác sỹ nếu thấy trẻ có biểu hiện sau:

- Nôn liên tục một cách dữ dội

- Nôn ra cả máu, dịch mật.

- Không thể ăn uống, không cả bú mẹ.

- Nôn kèm sốt cao hơn 38,5 độ C

- Nôn, bị mất nước nhiều, luôn khát nước, mắt, da, môi khô lại.

- Thở gấp, co giật, nằm li bì.

Càng đưa đi khám bác sỹ nhanh càng tốt, vì tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sự an toàn của trẻ.

Trường hợp nhẹ hơn

Nếu mẹ nhận thấy tình trạng nôn khi trẻ bị cảm lạnh là nhẹ, không xuất hiện một hay nhiều các biểu hiện ở trên thì nên chú ý đến những mẹo vặt khi chăm sóc trẻ như sau:

Bù nước và điện giải

Nôn nhiều làm trẻ mất đi lượng thức ăn lớn và cả dịch dạ dày, gây thiếu nước và điện giải. Mẹ cần cho trẻ bù nước và uống dung dịch oresol theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên uống nhiều một lúc mà uống từng tí một để tránh bị nôn tiếp.

Nghỉ ngơi

Không nên làm phiền trẻ, để trẻ được nghỉ ngơi nhiều hơn. Khi các cơ quan, bộ phân trong cơ thể được yên và trong trạng thái thư giãn sẽ làm giảm kích thích và có thể hạn chế nôn.

[caption id="attachment_37996" align="aligncenter" width="750"]trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều 1 Mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi để giảm tình trạng nôn[/caption]

Chia nhỏ các bữa ăn

Chỉ nên cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu như cháo thịt băm, chuối, bánh mì mềm...Không được cho ăn thức ăn có nhiều dầu, mỡ, gia vị nhiều sẽ làm trẻ nôn trớ nhiều hơn. Nên chia nhỏ thức ăn ra ăn nhiều lần để không bị no, hay quá no.

Sau nôn tối thiểu nửa tiếng mới cho ăn

Khi trẻ vừa nôn xong mà cho ăn luôn sẽ chỉ khiến tình trạng bệnh tệ hơn, vì vậy mẹ cần cho trẻ nghỉ tối thiểu 30 phút hãy cho ăn.

Cách làm giảm các triệu chứng cảm lạnh

Khi trẻ hết cảm lạnh thì cũng sẽ hết cả nôn trớ. Mẹ chăm sóc đúng cách sẽ giúp trẻ mau khỏi bệnh.

Để làm giảm triệu chứng cảm lạnh, mẹ cần:

- Giữ cho môi trường sống của trẻ luôn thoáng, sạch sẽ, ấm áp.

- Rửa, lau mũi thường xuyên cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9%.

- Cắt sốt bằng cách chườm ấm toàn thân cho trẻ, chỉ nên dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C và có hướng dẫn của bác sĩ.

- Cả nhà trước và sau khi chăm sóc trẻ đều phải rửa tay để hạn chế lây lan virus.

- Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là một vài hướng dẫn cho mẹ biết hướng xử lý trong trường hợp nặng và nhẹ khi thấy trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều. Nếu xử lý kịp thời và đúng cách, trẻ sẽ mau khỏi sau khoảng 7 đến 10 ngày.

Xem thêm: Đầu trẻ sơ sinh bị dài có phải là điều bất thường?

Coi bài nguyên văn tại : Mẹ cần làm gì khi trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều?



from Viknews.com - Feed https://ift.tt/2XMPmQd
via IFTTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét