Hăm háng còn được biết đến là hăm tã, rất hay xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Hăm háng có thể nhận thấy qua những vết đỏ trên da, không gây nguy hiểm, nhưng để lâu và không chữa trị đúng cách sẽ dẫn đến viêm da nặng. Vậy, mẹ hãy cùng Viknews Việt Namtìm hiểu mẹo chữa khỏi hoàn toàn từ thiên nhiên khi trẻ bị hăm háng thế nào nhé!
Vào hè, thời tiết nóng bức, cộng với việc phải mặc tã, bỉm thường xuyên đã khiến cho trẻ bị hăm háng. Trước khi tìm hiểu cách chữa mẹo dân gian thì mẹ cần biết đến các loại hăm háng phổ biến hiện nay.
Các loại hăm háng phổ biến
Sau sinh, da trẻ còn rất nhạy cảm, mà phải thường xuyên mặc tã nên rất dễ bị hăm tã. Nguyên nhân là do tã bị ẩm ướt vì nước tiểu và phân trong tã để lâu, cộng với sự cọ xát của quần áo và tã ở háng gây kích ứng da, thuận lợi cho vi khuẩn và men nấm phát triển.
[caption id="attachment_38674" align="aligncenter" width="670"] Trẻ mặc tã nhiều là một trong những nguyên nhân gây hăm háng[/caption]
Thực tế, có 2 loại hăm háng phổ biến nhất
- Trẻ bị hăm háng do nhiễm khuẩn: Háng của trẻ sẽ xuất hiện những mảng hăm màu vàng và mảng hăm chứa nước. Các vết loét có dấu hiệu mưng mủ và đóng vảy như sáp ong trên mông bé.
- Trẻ bị hăm háng do nấm: Nếu hăm vì nấm, mảng hăm thường có màu đỏ tươi, có nhiều mụn nhỏ màu đỏ lan tỏa từ rìa vết hăm. Da bé cũng có thể bị kích ứng vì bị dính nước tiểu, phân…
Nếu trẻ bị hăm háng mà mẹ không biết cách vệ sinh đúng, khả năng trẻ bị nhiễm trùng sẽ rất cao. Do háng là vùng da luôn ấm và có xu hướng giữ ẩm, dễ dàng tạo thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, và dẫn đến một số bệnh nấm da nguy hiểm khác.
Mẹo chữa khỏi cho trẻ bị hăm háng từ thiên nhiên:
Đây là một vài phương pháp trị hăm an toàn từ dân gian, không cần dùng thuốc. Mẹ nên giữ cho vùng da bị hăm của trẻ thật khô ráo, tiếp xúc với không khí nhiều. Tiếp đó, chọn một trong những mẹo sau để trị hăm cho trẻ; cải thiện làn da của trẻ một cách hiệu quả và tránh các tổn thương không mong muốn sau này.
[caption id="attachment_38675" align="aligncenter" width="750"] Dân gian có rất nhiều mẹo trị hăm háng[/caption]
1. Mẹo sử dụng lá trầu không trị hăm háng:
Lá trầu không có tính cay và tính ẩm nên kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau tốt.
Khi trẻ bị hăm háng, mẹ lấy 4 lá trầu không rửa sạch, đun sôi lên rồi để nguội. Lấy khăn mềm, sạch giặt ướt bằng nước lá trầu không vừ đun xong rồi thấm lên vùng da bị hăm của trẻ.
Thực hiện liên tục như vậy trong 1 tuần, mỗi ngày 3 lần, mẹ sẽ thấy chứng hăm háng của trẻ sẽ được cải thiện một cách rõ rệt.
2. Mẹo sử dụng cây mã đề trị hăm háng:
Lá cây mã đề rất tốt trong việc làm dịu và hàn gắn tổn thương da.
Mẹ lấy một ít lá cây mã đề tươi, rửa sạch và ngâm qua nước muối. Sau khi vớt lá cây ra, để ráo nước rồi vò nát, thoa nhẹ nước cốt lên vùng da hăm của trẻ. Cách này cũng khá hiệu quả, mẹ nên thực hiện liên tục, mỗi ngày 3 lần cho đến khi vùng da hăm lành lại.
3. Mẹo trị hăm hàng bằng lá khế:
Mẹ lấy một nắm lá khế rồi rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát cùng ít muối. Cho thêm nước sôi để nguội vào rồi chắt lấy nước. Mẹ sử dụng vảo màn sạch, mềm, giặt bằng nước khế để nguội, vắt thật khô rồi thấm vào vùng hăm háng của trẻ.
Kiên trì thực hiện cho đến khi da trẻ có dấu hiệu phục hồi và lành lại.
[caption id="attachment_38676" align="aligncenter" width="640"] Lá khế trị hăm háng rất tốt[/caption]
Làm sao để ngăn ngừa hăm tã hiệu quả?
Để tránh không cho trẻ bị hăm háng, mẹ cần chăm sóc con đúng cách như sau:
- Luôn giữ cho vùng da hãng của trẻ sạch, khô, mát, thoáng, không nên quá lạm dụng tã.
- Phải thường xuyên kiểm tra và thay tã cho trẻ, phải vệ sinh bộ phận sinh dục thật kỹ, nhưng không được rửa hay lau mạnh tay sẽ làm tổn thương da trẻ.
- Không để trẻ mặc tã quá chật, phải có những khoảng cho không khí lưu thông, đặc biệt là quanh vùng mông trẻ.
- Nên dùng loại tã dùng 1 lần sẽ ít bị hăm hơn.
- Mẹ cần cho trẻ bú nhiều vì sữa mẹ tác động nhiều đến độ PH có trong nước tiểu và phân của trẻ, làm giảm hăm tã rất tốt.
[caption id="attachment_38677" align="aligncenter" width="750"] Mẹ nên giữ cho phần da tại mông, hay háng trẻ luôn sạch sẽ, khô ráo[/caption]
Trường hợp trẻ bị hăm háng và đã được điều trị nhưng không khỏi, không có tiến triển, thậm chí trẻ bị sôt, mê man, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt.
Trên đây là vài mẹo dân gian áp dụng để trị trẻ bị hăm háng. Hi vọng những thông tin trên là hữu ích để các mẹ có thể chăm sóc trẻ tốt hơn, tránh các loại bệnh tật dù là nhỏ nhất.
Xem thêm: Norovirus là gì? Trẻ nếu mắc Norovirus có nguy hiểm không?
Xem bài nguyên mẫu tại : Trẻ bị hăm háng – mẹo chữa khỏi hoàn toàn từ thiên nhiên
from Viknews.com - Feed https://ift.tt/2OfwEfJ
via IFTTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét