Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

Bé hay gồng cứng người có phải do bệnh lý hay không?

Có rất nhiều thắc mắc của các mẹ liên quan đến việc bé hay gồng cứng người. Kèm theo việc gồng người là khóc không ngừng, hoặc mặt đỏ lựng lên khiến nhiều mẹ hoang mang lo sợ, không biết con mình như vậy là bình thường hay là biểu hiện của một loại bệnh nào đó hay không. Vậy bé hay gồng cứng người có đáng để lưu tâm và lo lắng hay không? Bản chất của vấn đề này là gì? Hãy cùng Vikenews Việt Nam tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé!

Tại sao bé hay gồng cứng người như thế?

Bé hay gồng cừng người là hiện tượng rất phổ biến, gây ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những nguyên nhân xuất phát từ sinh lý thì mẹ không cần lo lắng. Nhưng cũng có nguyên nhân gây ra do một số bệnh, điều này thì mẹ cần lưu tâm. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

[caption id="attachment_43373" align="aligncenter" width="600"]Bé hay gồng cứng người Vì sao bé hay gồng cứng người?[/caption]

Do môi trường xung quanh

Trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm, đặc biệt với những yếu tố, đồ vật tác động trực tiếp như nóng quá, lạnh quá, âm thanh to, ánh sáng mạnh, quần áo chật, chăn nệm gây ngứa, buồn đi vệ sinh, tã bẩn, côn trùng đốt...cũng có thể khiến cơ thể trẻ phản ứng như gồng người lên.

Do sinh lý tự nhiên

Đôi khi bé gồng cứng người là do phản ứng hết sức tự nhiên của thần kinh cơ. Nếu thỉnh thoảng mẹ thấy trẻ gồng, xong lại thôi, vẫn ăn, ngủ, chơi tốt thì không sao. Nhưng nếu kèm một số biểu hiện bất thường khác như biếng ăn, khóc nhiều, nôn mửa thì tốt nhât mẹ nên đưa trẻ đi viện khám để tìm hiểu nguyên nhân chính xác.

Do bị thiếu chất

Trẻ hay vặn mình, gồng mình, còi cọc, nôn ói, khó thở...thì có khả năng bị thiếu canxi và vitamin D là rất cao. Bởi đây là 2 thành phần cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Ngoài giúp phát triển hệ cơ, xương, răng...thì 2 chất này còn tham gia vào truyền dẫn thần kinh. Thiếu canxi sẽ làm thần kinh yếu và dễ bị rối loạn.

Do bệnh lý

Bé hay gồng cứng người có thể đến từ một bệnh lý nào đó cụ thể như rối loạn tính co cơ, động kinh, dị ứng....

Làm sao để cải thiện tình trạng bé hay gồng cứng người?

Mẹ nên quan sát trẻ thường xuyên để xem mức độ trẻ gồng nhiều hay ít, nhanh hay lâu, gồng đơn giản hay kèm theo các biểu hiện khó chịu nào không.

Khi trẻ gồng như vậy cần:

Kiểm tra ngay xem trang phục trẻ, nhiệt độ phòng, chăn màn giặt sạch chưa, ánh sáng có gây khó chịu không, có nhiều tiếng ồn không, tã sạch hay đã bị bẩn, người trẻ có dấu vết bị con gì cắn không...Nếu có, cần loại bỏ đi những yếu tố này.

Kiểm tra xem trẻ có bị còi cọc, khó tăng cân không, trong thực đơn hằng ngày lượng canxi bổ sung đã phù hợp chưa, thực đơn đã cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết hay chưa...Nếu thấy trẻ chưa thể hấp thụ đủ canxi hay vitamin D từ thực phẩm thì mẹ cần chăm cho bé đi tắm nắng và bổ sung thêm bằng các loại thực phẩm chức năng, viên uống bổ sung dành cho đúng lứa tuổi này.

[caption id="attachment_43374" align="aligncenter" width="600"]Bé hay gồng cứng người Mẹ nên kiểm tra xem đã bổ sung đủ canxi và vitamin D cho bé chưa[/caption]

Nếu bé rất hay gồng cứng người, kèm theo hiện tượng khóc nhiều, khó tăng cân, chậm lớn, chậm phát triển thì mẹ nên đưa trẻ đi khám để đo điện não đồ. Nếu điện não đồ bình thường thì mẹ có thể cho khám tiếp tại khoa nội thần kinh để làm các xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm máu để tìm được nguyên nhân chính xác nhất.

Hi vọng với những kiến thức trên, mẹ đã hiểu phần nào về hiện tượng bé hay gồng cứng người. Bé gồng người lên có thể do nhạy cảm với môi trường xung quanh, do thần kinh bị rối loạn, do thiếu một số chất như canxi và vitamin D, hoặc do bệnh lý như ngứa ngáy hay bị con gì đốt. Mẹ hãy đưa bé đi khám nếu thấy bé chậm lớn, khó phát triển, khóc và tỏ ra rất khó chịu khi gồng để tìm hiểu được nguyên nhân sâu xa.

Xem thêm: Làm thế nào để lông mi bé dài và cong tự nhiên?

Đọc nguyên bài viết tại : Bé hay gồng cứng người có phải do bệnh lý hay không?



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2Wl0HcD
via IFTTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét