Mẹ chuẩn bị sinh con nên tìm hiểu kỹ về sản hậu để chuẩn bị cả về thể chất lẫn tinh thần cho tốt. Do sản hậu liên quan đến một số bệnh lý sau sinh, trong đó, có một số bệnh khá nguy hiểm, nên mẹ cần tìm hiểu để trang bị kiến thức cho mình ngay từ bây giờ. Dù sản hậu là một thuật ngữ khá phổ biến nhưng không phải mẹ nào cũng biết. Vậy, hãy cùng Viknews Việt Nam đi tìm câu trả lời cho sản hậu là gì? Các bệnh sản hậu thường gặp ở phụ nữ sau sinh? Nguyên nhân và cách phòng ngừa các bệnh sản hậu trong bài viết sau.
Sản hậu là gì?
Sản hậu là gì? Sản hậu chính là thời kì 3 tháng đầu sau khi sinh, chính xác hơn là 6 tuần kể từ ngày sinh. Đây là khoảng thời gian các cơ quan sinh dục dần trở lại bình thường như trước khi sinh.
[caption id="attachment_42646" align="aligncenter" width="750"] Sản hậu chính là thời kì 3 tháng đầu sau khi sinh[/caption]
Do đó, bất kỳ người mẹ nào sau khi sinh cũng bước vào thời kì sản hậu. Giai đoạn này, người mẹ cần được chăm sóc đặc biệt, nếu không rất dễ mắc một số bệnh lý được gọi là bệnh sản hậu.
Sản hậu đó là hiện tượng phụ nữ sau sinh thiếu cân, quá gầy do chế độ dinh dưỡng không hợp lý và không được chăm sóc cẩn thận sau sinh.
Những người phụ nữ bị sản hậu cơ thể thường gầy yếu, khó tăng cân, sức đề kháng kém nên dễ bị nhiều bệnh tật. Nếu sau sinh bị thiếu cân, mẹ sẽ dễ bị kiệt sức và suy dinh dưỡng điều này ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ và sự phát triển của bé.
Những bệnh sản hậu hay gặp ở phụ nữ sau sinh
Dù sau sinh, mẹ thường hạnh phục vì có con bên cạnh nhưng cũng gặp phải nhiều khó khăn. Vất vả, căng thẳng, mất ngủ triềm miên khiến cơ thể mẹ dễ thay đổi dần về trạng thái không mang thai…Đây là những lý do khiến mẹ dễ mắc phải những bệnh án sản hậu sau sinh. Các bênh thường gặp phải kể đến:
Nhiễm khuẩn hậu sản
Các nhiễm khuẩn xuất có nguồn gốc từ bộ phận sinh dục và thâm nhập vào cơ thể người mẹ thông qua âm đạo, cổ từ cung, các tổn thương ở cơ quan sinh dục trong quá trình sinh nở hoặc lây nhiễm từ dụng cụ đỡ đẻ khi sinh mổ…gây nhiễm khuẩn tầng sinh môn, viêm phần phụ và dây chằng rộng, nhiễm khuẩn huyết, viêm tĩnh mạch.
Triệu chứng dễ thấy là mẹ bị sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, mưng mủ chỗ viêm nhưng nếu nặng sẽ bị sốt rất cao, rét run, hạ huyết áp…
Băng huyết sau sinh
Đây là tai biến sản khoa hay gặp nhất với nguy cơ cao trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Băng huyết gây tử vong cho sản phụ nếu không được cứu chữa kịp thời.
Triệu chứng là ra máu nhiều, khó cầm máu khiến mẹ bị mất máu gây choáng váng, da xanh nhợt nhạt, huyết áp giảm nhanh chóng, tay chân lạnh, đổ nhiều mồ hôi…Cần có sự can thiệp y tế sớm và kịp thời để giữ lại tính mạng cho người mẹ.
Sản giật sau sinh
Sản giật sau sinh là một biến chứng khá nguy hiểm đối với thai phụ, có thể xảy ra trong những ngày đầu sau sinh. Dấu hiệu nhận biết là đau đầu, buồn nôn, co giật, ù tai, phù nề…
Khi thấy các dấu hiệu này, mẹ cần đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt tránh để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.
[caption id="attachment_42647" align="aligncenter" width="600"] Sản giật sau sinh rất nguy hiểm[/caption]
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào đường tiểu qua niệu đạo và gây nhiễm trùng. Có những trường hợp khuẩn có thể di chuyển tới thận và gây viêm thận.
Nhiễm trùng đường tiết niệu cần điều trị bằng kháng sinh. Nặng thì phải truyền kháng sinh đường tĩnh mạch.
Bế sản dịch sau sinh
Bế sản dịch là khi sản dịch không thoát ra ngoài được, ứ đọng lại trong tử cung. Nếu can thiệp muộn sẽ gây rối loạn đông máu, chảy máu không cầm, nguy hiểm đến tính mạng.
Để tránh bị bế sản dịch ở lại trong buồng tử cung, phụ nữ sau khi sinh bắt buộc phải kiểm tra cổ tử cung để xem có những dấu hiệu bất thường nào không.
Khi ngủ, không nên vắt chéo hai chân lên nhau vì khiến cho sản dịch bị ứ lại trong buồng tử cung và không thể chảy hết ra ngoài.
Sốt sau sinh
Sốt hậu sản khi nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C kéo dài trên 24h sau khi sinh.
Thường hiện tượng sốt nhẹ sau sinh rất phổ biến và sẽ nhanh chóng tự khỏi. Nhưng nếu sốt cao kéo dài từ ngày thứ 2 đến thứ 10 sau sinh thì là dấu hiệu của nhiễm trùng. Mẹ cần đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị phù hợp.
Đau ở vết khâu rạch
Rạch tầng sinh môn rất phổ biến để bé ra được dễ dàng hơn ở các mẹ sinh thường. Tầng sinh môn có rất nhiều mạch máu nên vết khâu sau sinh nếu được chăm sóc cẩn thận, vệ sinh sạch sẽ sẽ rất mau lành.
Tuy nhiên, vết thương ở tầng sinh môn dễ bị nhiễm khuẩn vì ở gần nơi nhạy cảm. Nếu thấy bị đau nhức, sưng tấy, phù nề, đau, ngứa ngáy hoặc có mùi hôi, dịch mủ, mẹ nên thăm khám ngay.
Nguyên nhân dẫn đến chứng sản hậu sau sinh
- Khi mang thai và sinh con người phụ nữ phải chịu nhiều vất vả, khổ cực khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng không hấp thu được dinh dưỡng
- Kiệt sức do sinh con cũng là nguyên nhân khiến một số mẹ bị sản hậu mòn.
- Lúc mang thai và sinh con, vì thể trạng yếu nên nhiều mẹ ít vận động, hoặc phải làm việc quá sức nên không có thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn, dẫn đến cơ thể bị suy nhược.
- Sau sinh mẹ chăm con nên thiếu ngủ.
- Cho con bú thì mẹ cần nguồn dinh dưỡng cao gấp đôi so với bình thường nheng do không ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi nhiều dẫn đến thiếu cân, gầy yếu.
- Quan hệ quá sớm sau sinh cũng ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người mẹ. Bác sĩ khuyến cáo mẹ sau sinh thường không nên quan hệ tình dục trước 2 tháng sau sinh.
Cách phòng bệnh sản hậu sau sinh
Chăm sóc tinh thần
- Ngoài mẹ ra, những người thân trong gia đình, đặc biệt là chồng cần quan tâm, chăm sóc hơn cho vợ mình.
- Giúp mẹ chăm sóc con cái, làm việc nhà, tâm sự để chia sẻ những nỗi lo lắng, băn khoăn hay những khó khăn mà vợ gặp phải trong quá trình nuôi con...
- Mẹ cũng nên cố gắng tự chăm sóc sức khỏe của mình, ăn uống và ngủ đủ giấc.
- Tâm sự với người xung quanh để giải tỏa tâm lý, có lối sống lạc quan, tích cực và đừng để những nỗi buồn phiền làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
[caption id="attachment_42648" align="aligncenter" width="660"] Cách phòng bệnh sản hậu sau sinh[/caption]
Chăm sóc sức khỏe sau sinh
- Ngay sau khi sinh, cần theo dõi tình trạng của mẹ để phát hiện sớm các tình trạng bất thường có thể xảy ra
- Chế độ ăn phải tăng cường nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi và đủ sữa cho con bú. Không nhất thiết phải kiêng khem quá mức, chỉ cần hạn chế đồ cay nóng; thức ăn lạnh; đồ tái sống
- Không được tắm bằng nước lạnh, ngâm quá lâu trong bồn tắm. Tốt nhất là lau người bằng nước ấm hoặc tắm bằng cách dội nước ấm nhanh.
- Tránh quan hệ vợ chồng trong thời kỳ hậu sản để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ.
Vậy là mẹ đã biết sản hậu là gì trong bài viết trên rồi phải không nào. Hy vọng nhờ những kiến thức này mẹ sẽ biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe sau sinh đúng cách.
Xem thêm: Sau sinh quan hệ bị đau – Nguyên nhân do đâu?
Xem nguyên bài viết tại : Sản hậu là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa các bệnh sản hậu
from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2HEwtrn
via IFTTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét