Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2019

Da trẻ sơ sinh bị khô mẹ nên và không nên làm gì?

Da trẻ sơ sinh còn non yếu và rất nhạy cảm.  Chính vì vậy, khi thời tiết thay đổi hoặc cách chăm sóc không đúng thì da trẻ sơ sinh bị khô, nứt nẻ. Hiện tượng da trẻ sơ sinh bị khô khiến nhiều cha mẹ lo lắng, không biết bé bị thiếu chất gì hay có nguyên nhân nghiêm trọng nào gây ra hay không. Hãy cùng Viknews Việt Nam tìm hiểu những nguyên nhân gây khô da và cách cải thiện tình hình da trẻ sơ sinh bị khô trong bài viết sau.

Nguyên nhân khiến da trẻ sơ sinh bị khô

Khi còn nằm trong bụng mẹ, da thai nhi có một lớp bao phủ có màu vàng và hơi trơn. Khi ra đời, lớp da bảo vệ này sẽ dần được gột rửa sạch và bong ra. Kết quả là lớp da không còn màng bảo vệ thường dễ bị khô, bong tróc khi tiếp xúc với không khí, nước, nhiệt độ, quần áo và khăn bông…

[caption id="attachment_42658" align="aligncenter" width="660"]Da trẻ sơ sinh bị khô Nguyên nhân khiến da trẻ sơ sinh bị khô[/caption]

Trẻ sơ sinh càng dễ bị khô da vào mùa đông, khi nhiệt độ giảm và ít độ ẩm hơn. Mùa hè, nhiệt độ tăng cũng dễ gây mất cân bằng độ ẩm trên da dẫn đến da khô. Nếu để da trẻ tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, nhất là trong những chuyến đi biển thì bé sẽ bị khô da do ánh mặt trời và không khí có lẫn muối biển.

Bình thường, da trẻ sơ sinh bị khô sẽ tự hết mà không cần phải điều trị. Trường hợp trẻ sơ sinh bị khô là do thời tiết thay đổi, nhưng cha mẹ lại không biết cách chăm sóc khiến da bé càng khô hơn.

Mẹ nên làm gì khi da trẻ sơ sinh bị khô

  • Sử dụng dầu tắm hay kem dưỡng ẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, có tác dụng giữ nước cho da mà da vẫn thông thoáng.
  • Cung cấp đủ chất lỏng cho bé bằng cách cho bé bú mẹ thường xuyên để cơ thể bé được cung cấp đủ chất lỏng cần thiết, làn da cũng sẽ được nuôi dưỡng tốt hơn.
  • Giữ không khí trong phòng đủ độ ẩm như dùng máy tạo độ ẩm.
  • Đeo bao bao tay, vớ chân cho bé trong những ngày lạnh để bảo vệ làn da mong manh của con.
  • Nên chọn xà phòng giặt và nước xả dành riêng cho em bé.

Mẹ không nên làm gì khi da trẻ sơ sinh bị khô

Mẹ không nên làm những điều sau khiến da trẻ bị khô hoặc tình trạng khô nặng hơn:

[caption id="attachment_42659" align="aligncenter" width="600"]Da trẻ sơ sinh bị khô Không nên tắm cho trẻ quá nhiều[/caption]

  • Không nên tắm cho bé quá nhiều hoặc quá lâu. Vì tắm nhiều sẽ gây khô da. Mỗi lần tắm, da bé sẽ mất đi chất dầu tự nhiên. Trẻ sơ sinh chỉ nên tắm 2-3 lần/tuần là đủ, những ngày còn lại chỉ cần vệ sinh lau mình cho bé. Mỗi lần tắm chỉ nên kéo dài 10-15 phút.
  • Không tắm cho bé bằng nước quá nóng vì sẽ làm mất độ ẩm tự nhiên trên da bé. Tốt nhất dùng nước đã đun sôi để nguội pha với nước sôi để tắm nhằm hạn chế thành phần clo có trong nước làm da bé bị khô.
  • Tắm cho bé không nên dùng quạt sưởi vì nhiệt độ quá cao sẽ khiến da trẻ khô hơn.

Một số biện pháp cải thiện tình trạng da trẻ sơ sinh bị khô

Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa rất an toàn và rất hiệu quả khi làm dịu làn da bị kích ứng và ngăn ngừa tình trạng da bị nhiễm khuẩn.

Dầu olive

Da trẻ bị khô, hãy dùng vài giọt dầu olive để tắm cho con. Một vài giọt dầu ô liu trong nước tắm ấm 10 phút sẽ giúp da của bé sẽ căng mịn, giảm thiểu khô nẻ đáng kể.

Mật ong

Mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm cho da bé, bảo vệ da khỏi các tia UV có hại trong ánh nắng mặt trời, bảo vệ làn da mong manh của bé.

Khi sử dụng bất kỳ loại sản phẩm dưỡng da nào cho bé, mẹ cũng cần theo dõi kỹ các dấu hiệu xảy ra sau đó. Hiện tượng nổi mẩn, da khô hơn, xuất hiện bọng nước… là biểu hiện của dị ứng. Nếu thấy vậy hãy dừng cách đang dùng ngay.

[caption id="attachment_42660" align="aligncenter" width="650"]Da trẻ sơ sinh bị khô Có thể dùng các biện pháp hỗ trợ giúp da trẻ bớt khô[/caption]

Khi nào da trẻ bị khô mẹ nên đưa đi bác sĩ

Nếu da xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay:

  • Da khô kèm theo ngứa và xuất hiện những mảng đỏ. Đây có thể là dấu hiệu da bé bị chàm bội nhiễm.
  • Sẽ có một vài chứng khô da có thể chuyển thành bệnh vảy cá, biểu hiện là những lớp vảy cá xếp thành từng lớp trên da của bé. Nếu phát hiện sớm có thể điều trị kịp thời để da bé không bị nặng hơn.
  • Khi da bé xuất hiện mủ vàng, sưng phù hoặc bị nứt nẻ quá mức cũng nên thực hiện mang trẻ nhanh chóng đi khám bác sĩ.

Da trẻ sơ sinh bị khô là hiện tượng rất thường gặp, mẹ cần biết đến những điều nên và không nên, các biện pháp hỗ trợ giúp da trẻ mềm, mịn, bớt khô hơn và không mắc những vấn đề về da.

Xem thêm: Giải thích nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ và cách xử lý tốt nhất

Đọc nguyên bài viết tại : Da trẻ sơ sinh bị khô mẹ nên và không nên làm gì?



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2We74ya
via IFTTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét