Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

Bệnh uốn ván là gì? Tiêm phòng bệnh uốn ván có tác dụng trong bao lâu?

Uốn ván là căn bệnh rất nguy hiểm, hàng năm số người mắc căn bệnh này và tử vong chiếm tỷ lệ rất cao. Tuy nhiên, hiện nay uốn ván đã có vắc xin phòng ngừa để hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh? Vậy bệnh uốn ván là gì? Thực hiện tiêm phòng vắcxin uốn ván có tác dụng trong bao lâu? Hôm nay Viknews Việt Nam sẽ chia sẻ kiến thức này tới bạn nhé!!!

Bệnh uốn ván là gì?

Uốn ván là căn bệnh được biết đến do vi khuẩn uốn ván có tên clostridium tetany gây ra. Đây là loại vi khuẩn rất nguy hiểm, chúng có mặt khắp nơi trên thế giới và nhiều nhất là ở trong lòng đất. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn uốn ván sẽ tiết ra các độc tố thần kinh khiến các dây thần kinh bị tê liệt và không thể điều khiển được các cơ quan trong cơ thể.

[caption id="attachment_43130" align="alignnone" width="1000"]tiêm phòng uốn ván có tác dụng trong bao lâu Tiêm phòng uốn ván[/caption]

Mỗi năm có hàng chục ngàn ca nhiễm khuẩn uốn ván. Theo nghiên cứu của các bác sĩ, khi mắc bệnh uốn ván tỉ lệ tử vong khá cao từ 25 đến 90%. Đặc biệt tỷ lệ tử vong có thể lên tới 95% nếu đối tượng mắc bệnh đó là trẻ sơ sinh.

Người bị mắc bệnh uốn ván sẽ có biểu hiện cơ thể bị căng cứng, đồng thời xuất hiện những cơn co giật khiến người bệnh cảm thấy đau đớn trong những ngày đầu vi khuẩn uốn ván xâm nhập. Hầu hết các cơ trên cơ thể đều bị ảnh hưởng, bệnh có thể diễn biến nhẹ chỉ với một vài cơn co giật, nếu nặng hơn, cơ hàm bị cứng và khó nuốt. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển đến mức độ rất nặng thì các cơn co giật sẽ diễn ra dữ dội, có nguy cơ cao khiến người bệnh ngưng thở.

Nguyên nhân gây ra bệnh uốn ván

Như chúng ta đã biết, bệnh uốn ván gây ra bởi vi khuẩn uốn ván có nhiều trong lòng đất. Khi người bệnh có các vết thương hở do dẫm phải đinh, trầy xước bàn chân bàn tay, vết bỏng không được chăm sóc đúng cách, sưng tấy hoặc nhiễm trùng vết thương, các biến chứng sau phẫu thuật,...đều có thể là nguyên nhân khiến vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể.

Đồ đó, bất cứ một sơ suất nào của người bệnh trong sinh hoạt và làm việc đều có thể khiến cơ thể mắc bệnh uốn ván. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, hiện nay phòng và điều trị bệnh uốn ván đã có mặt ở hầu hết các bệnh viện. Khi đã được tiêm phòng vắcxin uốn ván thì khả năng mắc căn bệnh này hầu như không đáng kể.

Tiêm phòng uốn ván có tác dụng trong bao lâu?

Đây là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm và thắc mắc. Vắc xin phòng ngừa uốn ván không có tác dụng mãi mãi. Theo lời khuyên của các bác sĩ, nên thực hiện tiêm phòng nhắc lại uốn ván mười năm một lần. Trong thời gian này, khả năng mắc bệnh uốn ván của người đã được tiêm phòng có tỉ lệ rất thấp.

[caption id="attachment_43132" align="aligncenter" width="660"]tiêm phòng uốn ván có tác dụng trong bao lâu Tiêm phòng uốn ván có tác dụng trong bao lâu?[/caption]

Hết thời gian vắc xin phòng ngừa có tác dụng, do cơ thể không tự sản sinh được kháng thể chống lại vi khuẩn uốn ván nên chúng ta phải thực hiện tiêm phòng lần tiếp theo để nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh uốn ván cho cơ thể.

Đối với những người mắc các vết thương sâu và nặng nhưng lại chưa được tiêm phòng vắcxin uốn ván, hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tiêm phòng ngay. Vắc xin phòng ngừa uốn ván sẽ phát huy hiệu quả cao nhất trong 24 giờ đầu xuất hiện vết thương. Tuy nhiên, nếu để quá 24 giờ bạn vẫn nên đi tiêm phòng vì lúc này vắcxin uốn ván sẽ có tác dụng phòng bệnh nhất định trên cơ thể.

Cách xử lý vết thương trước khi tiêm phòng vắcxin uốn ván

Vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập thông qua các vết thương rất bình thường trong quá trình lao động và sinh hoạt. Vì vậy, để giảm thiểu khả năng mắc bệnh uốn ván, trước tiên chúng ta cần phải xử lý tốt vết thương ban đầu.

[caption id="attachment_43131" align="aligncenter" width="646"]tiêm phòng uốn ván có tác dụng trong bao lâu Cách xử lý vết thương trước khi tiêm phòng vắcxin uốn ván[/caption]

Làm sạch hết các dị vật như bụi bẩn, đất, cát,...có trong miệng vết thương dưới vòi nước sạch. Sau khi đã đảm bảo không còn các dị vật có trong vết thương, hãy sát khuẩn vết thương bằng dung dịch betadine 2 oxy già hoặc cồn 70 độ.

Khi đã hoàn thành tất cả các bước trong việc sơ cứu vết thương, hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được tiêm phòng vắcxin uốn ván và có liệu trình điều trị cho phù hợp.

Uốn ván là căn bệnh rất nguy hiểm, nếu không được điều trị đúng cách thì khả năng tử vong là rất cao. Thực hiện tiêm phòng vắcxin uốn ván là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để hạn chế khả năng mắc bệnh của cơ thể. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được tiêm phòng, tránh việc mua vắcxin phòng ngừa uốn ván rồi thực hiện tiêm tại nhà. Việc làm này rất nguy hiểm vì chúng ta không thể lường trước được những biến chứng có thể xảy ra sau khi tiêm phòng vắcxin.

Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về tiêm phòng vắc xin uốn ván. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!

Xem thêm: Bật mí cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không [ RẤT HAY ]

Xem bài nguyên mẫu tại : Bệnh uốn ván là gì? Tiêm phòng bệnh uốn ván có tác dụng trong bao lâu?



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2wnHI2c
via IFTTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét