Trẻ sơ sinh bị đẹn là tình trạng khá phổ biến, có hơn 90% trẻ bị đẹn trong những tháng đầu đời. Lúc này, trẻ sẽ vô cùng khó chịu, thường xuyên quấy khóc vì những tổn thương bên trong khoang miệng. Vậy, trẻ sơ sinh bị đẹn phải làm sao? Câu trả lời có ngay bên dưới, đừng bỏ qua cơ hội cập nhật kiến thức làm mẹ bổ ích này cùng Viknews Việt Nam nhé!
Trẻ sơ sinh bị đẹn là gì?
Đẹn hay còn gọi là nhiệt miệng, nấm lưỡi, tưa lưỡi hay tưa miệng. Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chúng được gây ra bởi một loại nấm men có tên là Candida. Nấm này vẫn ẩn nấp trong khoang miệng với số lượng nhỏ, khi có điều kiện thuận lợi chúng bắt đầu sinh sôi và gây bệnh.
[caption id="attachment_42672" align="aligncenter" width="1000"] Đẹn hay còn gọi là nhiệt miệng, nấm lưỡi, tưa lưỡi hay tưa miệng[/caption]
Nấm Candida thường phát triển rầm rộ khi sức đề kháng trẻ không tốt, vệ sinh răng miệng kém hay lây từ mẹ sang con.
Làm sao để nhận biết trẻ đang bị đẹn?
Thông thường, đẹn ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện vì chưa có dấu hiệu rõ ràng. Nhưng khoảng 1 – 2 ngày sau, khi nấm men đã phát triển rầm rộ với số lượng lớn, chúng ta có thể nhận biết trẻ bị nổi đẹn qua các dấu hiệu sau:
-
Lỡ miệng
Trong khoang miệng và bên trong môi bé xuất hiện những vết lỡ có kích thước lớn nhỏ khác nhau. Vết lỡ thường có màu đỏ, gây đau đớn khó chịu cho trẻ.
-
Nứt lưỡi
Lưỡi xuất hiện những vết nứt nhỏ, kèm theo những mảng trắng bên trên. Những mảng trắng này nếu không được vệ sinh và xử lý sẽ chuyển sang màu vàng ngà hoặc nâu rồi lan rộng xuống miệng, nướu thậm chí là họng.
Khi cạo mạnh, những mảng trắng này có thể chảy máu.
[caption id="attachment_42673" align="aligncenter" width="1000"] Lưỡi xuất hiện những vết nứt nhỏ, kèm theo những mảng trắng bên trên[/caption]
-
Bỏ bú, quấy khóc
Do miệng bị tổn thương, lưỡi trắng nên trẻ thường xuyên khó chịu, quấy khóc, bỏ bú thậm chí là nóng sốt.
-
Góc miệng của trẻ cũng bị khô và nứt nẻ
Trẻ sơ sinh bị đẹn có nguy hiểm không?
Câu trả lời chắc chắn là có. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có rất nhiều bà mẹ không lường trước được những nguy hại của tình trạng này và thờ ơ trong cách phòng chống cũng như điều trị.
Đẹn gây đau đớn, khó chịu trong khoang miệng. Khiến trẻ mất vị giác, không còn cảm giác thèm ăn, bỏ bú. Nếu kéo dài sẽ gây ra tình trạng biếng ăn, nôn trớ, quấy khóc. Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất của trẻ.
Nếu không được xử lý đúng cách, những mảng trắng trên lưỡi sẽ lây lan xuống vùng thanh quản, sâu hơn có thể tấn công vào phổi. Gây nguy hại đến phổi và đường hô hấp của trẻ. Nghiêm trọng hơn có thể lây nhiễm đến dạ dày và hệ tiêu hóa. Lúc này, trẻ không những bị đẹn mà còn bị tiêu chảy. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Trẻ sơ sinh bị đẹn phải làm sao?
Đẹn không khó điều trị, thông thường các mẹ thường đến các quầy thuốc tây mua thuốc trị đẹn hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị tình trạng này. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh bị đẹn, bạn nên kiên trì trong việc điều trị đồng thời phải biết cách phòng chống bởi đẹn có thể kéo dài nhiều ngày và rất dễ tái phát.
Sau đây là những cách điều trị đẹn ở trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả:
-
Lau lưỡi bằng nước muối
Bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng. Lấy 1 chiếc khăn mỏng núng nước rồi lau lưỡi trẻ thật nhẹ nhàng.
-
Dùng thuốc kháng nấm
Bôi thuốc kháng nấm vào khoang miệng trẻ ngày 2 lần và dùng kem chống nấm cho ngực mẹ để tránh tình trạng lây nhiễm chéo. Tức là nấm men có thể lây lan sang núm vú của mẹ và bé cũng bị lây ngược sang khoang miệng thông qua quá trình bú mẹ. Lưu ý: nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
-
Áp dụng các bài thuốc trị đẹn dân gian
Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc trị đẹn cho trẻ từ cỏ mực, mật ong, lá trầu không… bạn nên tham khảo và áp dụng cho bé cưng nhà mình. Tuy nhiên, nên hỏi ý kiến những người có kinh nghiệm để tránh gây hại cho trẻ.
[caption id="attachment_42674" align="aligncenter" width="850"] Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc trị đẹn cho trẻ từ cỏ mực, mật ong, lá trầu không…[/caption]
-
Vệ sinh núm vú
Rửa núm vú, vệ sinh bình sữa thật sạch trước khi cho trẻ bú.
Ngoài ra, nếu trẻ không bị đẹn bạn cũng nên vệ sinh lưỡi và khoang miệng của trẻ hằng ngày bằng nước muối sinh lý và gạc sạch. Vừa giúp khoang miệng của trẻ sạch sẽ lại phòng chóng được đẹn và các bệnh răng miệng khác.
Xem thêm: Da trẻ sơ sinh bị khô mẹ nên và không nên làm gì?
Nhìn chung, đẹn gây phiền toái không ít nhưng chúng sẽ biến mất nếu mẹ biết cách xử lý và kiên trì thực hiện. Hy vọng những kiến thức chúng tôi vừa chia sẻ trên đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp bé yêu nhà bạn sớm thoát khỏi tình trạng khó chịu do đẹn gây ra.
Xem thêm: Lễ đẹn cho trẻ sơ sinh – lợi bất cập hại
Xem bài nguyên mẫu tại : Trẻ sơ sinh bị đẹn phải làm sao?
from Viknews.com - Feed http://bit.ly/30oJ4aO
via IFTTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét