Nếu bạn và gia đình đang bị dịch cúm tấn công, hãy tham khảo thông tin dưới đây để có lựa chọn điều trị tốt nhất cho bệnh cúm hiện hành.
Hiện nay cách đối phó tốt nhất với dịch cúm đó là tiêm phòng vaccin cúm, bên cạnh đó cũng có một số cách giúp phòng tránh cúm đó là nâng cao sức để kháng (bổ sung vitamin C, các sản phẩm nâng cao sức đề kháng như: tebexerol, althax, thymomodulin,…), đồng thời hãy giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ, rửa tay xà phòng sạch sẽ cũng giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Một số thuốc kê đơn trong điều trị cúm gồm có: oseltamivir đường uống (Tamiflu), zanamivir dạng hít (Relenza) hoặc thuốc peramivir tiêm tĩnh mạch (Rapivab). Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy những loại thuốc này chỉ giúp bạn phục hồi nhanh hơn một ngày sau khi bị cúm.
Bạn cũng nên sử dụng những sản phẩm hỗ trợ giảm những triệu chứng cúm như: giảm đau họng, giảm sốt, giảm ho,..
Tuy nhiên, liệu Tamiflu có được hiệu quả như quảng cáo của nhà sản xuất, theo nhiều bác sĩ cho rằng, so với giá thành thì Tamiflu không đủ tốt để đẩylùi những triệu chứng của bệnh cúm, và cũng ít có bằng chứng đáng tin cậy cho thấy Tamiflu giúp giảm biến chứng do virus cúm.
Tamiflu có thực sự hiệu quả để điều trị cúm?
Tamiflu là một loại thuốc kê đơn được FDA phê chuẩn trong điều trị cúm và phòng ngừa cúm, nhưng tác dụng của Tamiflu trên những bệnh có biểu hiện giống cúm thì không có hiệu quả. Điều đó cho thấy nhiều bệnh nhân nếu chưa được xác định nhiễm virus cúm, mà chỉ có những biểu hiện giống như cúm như bệnh cảm lạnh thì thuốc lại không mang ại lại lợi ích cho bệnh nhân.
Roche, nhà sản xuất Tamiflu, cho biết rằng, Tamiflu có khả năng làm giảm số lượng bệnh nhân bị biến chứng nghiêm trọng do cúm như viêm phổi (giảm 44%) hoặc nhập viện (giảm 63%). Và Tamiflu giúp ngăn ngừa cúm ở những người tiếp xúc với bệnh nhân hoặc nằm trong ổ dịch, có thể giảm khả năng bị bệnh tới 55%.
Tamiflu được phê duyệt sử dụng trong điều trị cúm ở bệnh nhân từ 2 tuần tuổi trở lên, trẻ em, phụ nữ mang thai, và thuốc có hiệu quả chưa tốt trên những bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên.
Tamiflu có an toàn hay không?
Trong quá trình sử dụng Tamiflu, có thể xảy ra một số phản ứng phụ như:
- Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhức đầu, đau dạ dày.
- Một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn bao gồm:
- Động kinh, rối loạn cảm xúc, mê sảng, ảo giác, hành vi bất thường, tự làm hại chính mình.
- Các tác dụng phụ nghiêm trọng thường hiếm xảy ra nhưng thường xảy ra ở trẻ em, vì vậy nếu con em bạn đang sử dụng Tamiflu, hãy luôn để trẻ trong tầm mắt và báo cho bác sĩ nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra.
- Nếu bạn đang sử dụng Tamiflu mà gặp các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như: nổi mề đay, sưng lưỡi,phát ban, sưng cổ họng hoặc khó thở, hãy dừng thuốc và khám bác sĩ ngay lập tức.
Một số thuốc điều trị Cúm khác:
Như đã đề cập ở trên, chúng ta có:
- Zanamivir dạng hít (Relenza) được FDA phê chuẩn để điều trị cúm ở trẻ em và người lớn từ 7 tuổi trở lên. Releza có thể gây khó thở nghiêm trọng với bệnh nhân.
- Rapivab: dạng tiêm tĩnh mạch được FDA phê chuẩn vào tháng 12 năm 2014, trong điều trị cúm cho người trưởng thành (trên 18 tuổi) không biến chứng. Thuốc giúp hạ sốt sớm hơn 12 giờ so với dùng giả dược.
Xem thêm: Tóm tắt các khuyến nghị điều trị bằng thuốc chống vi-rút cúm
Tham khảo bài viết gốc ở : [ Tư vấn ] khi bị cúm nên hay không nên sử dụng thuốc Tamiflu?
from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2HDIm2h
via IFTTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét