Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

Khó thở khi mang thai tháng thứ 5 có nguy hiểm không?

Trong thời gian mang thai, cảm giác mệt mỏi khó thở là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, làm thế nào để phân biệt là được đâu là triệu chứng mệt mỏi thông thường và khi nào cần đến gặp bác sĩ? Để tìm hiểu chính xác vấn đề này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết bên dưới của Viknews Việt Nam nhé!

[caption id="attachment_43834" align="aligncenter" width="1280"]Trong thời gian mang thai, cảm giác mệt mỏi khó thở là điều không tránh khỏi Trong thời gian mang thai, cảm giác mệt mỏi khó thở là điều không tránh khỏi[/caption]

Nguyên nhân khiến khó thở khi mang thai tháng thứ 5

Ở tháng thứ 5 trở đi, thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh trong cơ thể. Lúc này, tử cung sẽ phát triển dần dần để có đủ không gian chứa đựng thai nhi. Tử cung phát triển càng lớn khiến cơ hoàng càng bị hạn chế và gây ra tình trạng khó thở.

[caption id="attachment_43835" align="aligncenter" width="1280"]Ở tháng thứ 5 trở đi, thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh trong cơ thể Ở tháng thứ 5 trở đi, thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh trong cơ thể[/caption]

Bên cạnh đó, sự gia tăng hormone và nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai sẽ khiến phổi và hệ hô hấp của thai phụ bị kích thích. Hệ quả của tình trạng này là gây ra cảm giác thở gấp và khó thở.

Cuối cùng là tình trạng thiếu máu trong thai kỳ cũng khiến bà bầu bị khỏ thở, bởi cơ thể lúc này bị thiếu sắt trầm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng thiếu máu và khó thở sẽ diễn ra trầm trọng hơn.

Khó thở khi mang thai ở những tháng đầu có sao không?

Ở những tháng đầu, do chưa thích nghi với sự thay đổi của cơ thể nên có đến 75% thai phụ mắc phải chứng khó thở. Nó sẽ không thuyên giảm mà còn nghiêm trọng hơn ở những tháng cuối thai kỳ. Do đó, chúng ta không cần quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này.

Cách khắc phục tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 5?

Những ai đã từng làm mẹ chắc hẳn không còn quá xa lạ với tình trạng khó thở trong thai kỳ. Do đó, không thể nào điều trị dứt điểm tình trạng này trong suốt 9 thán 10 ngày mang thai. Chúng ta chỉ có thể hạn chế tình trạng này chứ không thể điều trị triệt để.

Khi có cảm giác khó thở, bạn hãy thay đổi tư thế nằm ngủ. Nếu đang ngồi, bạn hãy ngồi thẳng lưng và đẩy lùi vai về phía sau. Khi ngủ, bạn nên nằm nghiêng và kê thêm gối ở dưới để giảm áp lực của tử cung lên cơ hoành.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên vận động nhẹ nhàng, tập những động tác đơn giản giúp cơ thể kiểm soát nhịp thở tốt hơn. Có thể đi bộ hoặc tham khảo các động tác yoga, bơi lội giúp cung cấp oxy cho phổi nhiều hơn. Mỗi ngày, bạn nên dành ra ít nhất 10 phút để tập thể dục, hít thở và mở rộng phổi.

[caption id="attachment_43837" align="aligncenter" width="1200"]Mẹ bầu cũng nên vận động nhẹ nhàng, tập những động tác đơn giản giúp cơ thể kiểm soát nhịp thở tốt hơn Mẹ bầu cũng nên vận động nhẹ nhàng, tập những động tác đơn giản giúp cơ thể kiểm soát nhịp thở tốt hơn[/caption]

Sau đây là những động tác tập thể dục cơ bản, bạn có thể tham khảo:

  • Đứng thẳng người, chân rộng bằng vai, hai tay thả lỏng
  • Hít sâu và từ từ đưa hai tay cao qua đầu. Ngẩng đầu nhìn theo tay và hít thật sâu
  • Từ từ hạ tay xuống và thở nhẹ ra

Mẹ bầu có thể tập động tác này mỗi ngày, hoặc những khi cảm thấy khó thở.

Bên cạnh đó, khó thở sẽ nghiêm trọng hơn khi về đêm. Lúc này, chị em cần kê cao gối khi nằm giúp đường hô hấp được thông thoáng và mẹ bầu sẽ dễ thở hơn. Đồng thời, bạn nên nằm nghiêng, mặc trang phục rộng rãi, thoải mái khi ngủ. Tuyệt đối không mặc trang phục quá chật gây cản trở hô hấp.

Xem thêm: Bí quyết khắc phục hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Tình trạng khó thở rất phổ biến và chúng ta thường phải sống chung với chúng trong suốt thời gian mang thai. Tuy nhiên, nếu khó thở kèm theo các triệu chứng khác như: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu có thể là triệu chứng của bệnh huyếp áp thấp… bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có hướng xử lý phù hợp.

[caption id="attachment_43839" align="aligncenter" width="2721"]Nếu khó thở kèm theo các triệu chứng bất thường khác bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa Nếu khó thở kèm theo các triệu chứng bất thường khác bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa[/caption]

Đối với những mẹ bầu có tiền sử bệnh hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi nên hết sức cẩn thận. Nếu khó thở kéo dài kèm theo tim đập nhanh và đau ngực thì đây là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm. Lúc này mẹ bầu cần đến bệnh viện gần nhất càng nhanh càng tốt.

Ở những tháng cuối, thai nhi phát triển lớn chèn ép cơ hoành. Đồng thời, tình trạng tăng cân đột ngột cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ khó thở. Có những trường hợp thai nhi khỏe đạp mạnh khiến tử cung ép chặt cơ hoành và gây khó thở. Nếu thấy khó thở đột ngột trong vài phút, mẹ bầu cũng không nên xem thường và phải tìm đến bác sĩ để được thăm khám cụ thể.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 5 và cách khắc phục. Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp chị em có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về thai kỳ và sinh nở, hãy truy cập website của chúng tôi để được giải đáp cụ thể nhé!

Xem thêm: Máu báo sắp sinh nhiều hay ít mới bình thường?

Tham khảo bài viết gốc ở : Khó thở khi mang thai tháng thứ 5 có nguy hiểm không?



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2YWiEf5
via IFTTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét