Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

Mách bạn cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cực đơn giản

Rơ lưỡi bằng lá hẹ là một các vệ sinh khoang miệng phổ biến, được nhiều bà mẹ tin tưởng áp dụng. Bên cạnh đó, đây còn là cách giúp trẻ giảm nóng sốt trong giai đoạn mọc răng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rơ lưỡi bằng lá hẹ đúng cách. Hãy tìm hiểu bài viết bên dưới của Viknews Việt Nam, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy nhiều thông tin bổ ích đấy!

Vì sao phải rơ lưỡi bằng lá hẹ

Nếu người lớn có thể vệ sinh khoang miệng bằng việc đánh răng thì trẻ nhỏ hoàn toàn không làm được điều đó. Rơ lưỡi cho trẻ là cách vệ sinh khoang miệng cũng giống như việc chúng ta đánh răng vậy. Khi bú sữa, các chất dinh dưỡng sẽ tụ lại và tạo thành mảng màu trắng có khi ngả vàng và bám trên bề mặt lưỡi. Chúng khiến trẻ cảm thấy không ngon miệng, bỏ bú, thậm chí là sinh ra các bệnh lý nguy hiểm.

[caption id="attachment_42874" align="aligncenter" width="1000"]Hẹ còn giúp giải độc, tiêu đờm, cầm máu và làm ấm cơ thể Hẹ còn giúp giải độc, tiêu đờm, cầm máu và làm ấm cơ thể[/caption]

Như đã giới thiệu, rơ lưỡi bằng hẹ vô cùng quan trọng, giúp bé được vệ sinh khoang miệng được sạch sẽ và tránh khỏi những tác nhân gây bệnh khác. Bên cạnh đó, hẹ còn giúp giải độc, tiêu đờm, cầm máu và làm ấm cơ thể. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và diệt khuẩn vô cùng hiệu quả.

Do đó, dùng hẹ để rơ lưỡi sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoan miệng, hạn chế các bệnh lý do vi khuẩn gây ra như đẹn, nấm hay tưa lưỡi.

Mách bạn cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cực đơn giản

Một lưu ý quan trọng đối với chị em là chỉ nên rơ lưỡi bằng lá hẹ cho những bé từ 5 tháng tuổi trở lên. Vì lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển đủ mạnh. Khi rơ lưỡi cho con, mẹ nên dùng gạc sạch thấm nước ấm hoặc nước muối sinh lý để lau sạch toàn bộ khoang miệng của trẻ.

Sau đó thực hiện tuần tự những bước sau:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ
  • Chuẩn bị 1 chén nước ấm, 1 miếng gạc sạch
  • Lá hẹ rửa sạch, xay nhuyễn, lọc lấy nước
  • Cuốn gạc xung quanh ngón tay trỏ của mình
  • Bế trẻ bằng một tay, giữ chắc chắn đầu trẻ
  • Dùng ngón tay đã quấn gạc thấm nước hẹ rồi lau nhẹ nhàng lên mặt lưỡi và xung quanh khoang miệng trẻ

[caption id="attachment_42875" align="aligncenter" width="1600"]-Dùng ngón tay đã quấn gạc thấm nước hẹ rồi lau nhẹ nhàng lên mặt lưỡi và xung quanh khoang miệng trẻ - Dùng ngón tay đã quấn gạc thấm nước hẹ rồi lau nhẹ nhàng lên mặt lưỡi và xung quanh khoang miệng trẻ[/caption]

Đối với những trẻ lần đầu được rơ lưỡi bằng lá hẹ, bạn có thể lau lại bằng nước ấm để trẻ không khó chịu bởi mùi hăng của hẹ. Những lần tiếp theo, khi trẻ đã quen thì không cần thực hiện bước này.

Xem thêm: Mách mẹ mẹo hay tắm gì cho trẻ sơ sinh rụng lông hiệu quả tại nhà

Nên rơ lưỡi bằng lá hẹ mỗi ngày bao nhiêu lần?

Trẻ nhỏ cần rơ lưỡi bằng lá hẹ mỗi ngày bao nhiêu lần là thắc mắc chung của rất nhiều người. Số lần rơ lưỡi của trẻ phụ thuộc vào việc trẻ bú sữa mẹ hay sữa bột bên ngoài. Nếu bú sữa ngoài, mẹ cần chú ý rơ lưỡi cho trẻ nhiều hơn bởi loại sữa này thường chứa nhiều chất béo và dễ tạo mảng bám trong khoang miệng hơn so với sữa mẹ. Sau đây là một số gợi ý của Viknews Việt Nam về số lần rơ lưỡi cho trẻ:

  • Trẻ bú sữa mẹ 100%: Rơ lưỡi bằng hẹ 2 – 3 lần/tuần
  • Trẻ bú mẹ kết hợp bú sữa bột: Rơ lưỡi bằng lá hẹ mỗi ngày
  • Trẻ bú sữa bột hoàn toàn: Rơ lưỡi bằng hẹ sau mỗi cử bú của trẻ

[caption id="attachment_42876" align="aligncenter" width="800"]Nếu bú sữa ngoài, mẹ cần chú ý rơ lưỡi cho trẻ nhiều hơn Nếu bú sữa ngoài, mẹ cần chú ý rơ lưỡi cho trẻ nhiều hơn[/caption]

Đối với những trẻ bú sữa bột bên ngoài thường xuất hiện tình trạng ợ sữa sau khi bú. Các mẹ nên đợi khoảng 15 phút cho bé ợ sữa xong hãy rơ lưỡi trẻ để tránh tình trạng nôn trớ.

Một số lưu ý khi mẹ rơ lưỡi cho trẻ bằng lá hẹ

Để làm sạch khoang miệng và lưỡi của bé bằng lá hẹ, các mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trong lúc rơ miệng, do mẹ đưa ngón tay vào miệng và mùi lá hẹ hăng nồng nên trẻ fg cảm thấy khó chịu và cáu gắt. Do đó, mẹ cần nhẹ nhàng, trò chuyện với trẻ giúp trẻ luôn cảm thấy thoải mái. Tuyệt đối không đút tay quá sâu vào họng sẽ khiến trẻ dễ nôn ói.
  • Trước khi rơ miệng mẹ phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, gạc chỉ sử dụng một lần. Trước khi thấm nước hẹ, mẹ nên thấm gạc qua nước muối sinh lý để đảm bảo an toàn.
  • Nên cho bé uống khoảng 1 – 2 muỗng cà phê nước trước khi rơ lưỡi. Khi rơ lưỡi, nên bế bé lên bằng một tay, dùng cả bàn tay cố định đầu bé. Tuyệt đối không nên cho bé nằm ngửa, dùng tay chà xát mạnh vào lưỡi.

Nếu không tìm được lá hẹ, chúng ta có thể rơ lưỡi cho trẻ bằng rau ngót hoặc lá trầu không và thực hiện các bước tương tự như trên. Những bé từ 1 tuổi trở lên, bạn có thể rơ lưỡi bằng mật ong.

Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây, hy vọng các mẹ đã biết cách rơ lưỡi bằng lá hẹ. Nếu còn bất cứ thắc mắc về các kiến thức dành cho mẹ vè bé, hãy truy cập website của chúng tôi để có thể tìm được câu trả lời chính xác nhé!

Xem thêm: Mẹ nên làm gì khi lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng

Coi bài nguyên văn tại : Mách bạn cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cực đơn giản



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2M10Uxx
via IFTTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét