Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

Thắc mắc của nhiều mẹ bầu: Giãn bể thận ở thai nhi có nguy hiểm không?

Giãn bể thận ở thai nhi có nguy hiểm không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Bởi trong giai đoạn mang thai, bậc làm cha làm mẹ nào cũng muốn con mình khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Do đó, khi nghe bác sĩ thông báo về tình trạng giãn bể thận nhiều chị em không khỏi lo lắng. Vậy, giãn bể thận ở thai nhi là gì, ảnh hưởng như thế nào và làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết bên dưới, mời các bạn cùng tham khảo!

Giãn bể thận ở thai nhi là gì?

Giãn bể thận hay còn gọi là thận ứ nước. Tình trạng này xuất hiện ở 1 bên hoặc cả 2 bên.

[caption id="attachment_43575" align="alignnone" width="1890"]Giãn bể thận hay còn gọi là thận ứ nước. Tình trạng này xuất hiện ở 1 bên hoặc cả 2 bên Giãn bể thận hay còn gọi là thận ứ nước. Tình trạng này xuất hiện ở 1 bên hoặc cả 2 bên[/caption]

Thông thường, kích thước bể thận qua từng tuần tuổi sẽ như sau:

  • Giữa 15-20 tuần: ≥ 4mm.
  • Giữa 20-30 tuần: ≥ 5mm.
  • Trên 30 tuần : ≥ 7mm.

Nếu siêu âm và phát hiện kích thước lớn hơn các thông số này có nghĩa là bé đã mắc chứng giãn bể thận.

Nếu siêu âm và nghi ngờ thai nhi bị giãn bể thận, các bác sĩ thường sẽ yêu cầu chị em lưu lại bệnh viện khoảng 30 phút. Sau đó thực hiện siêu âm lại, bởi đôi khi tình trạng giãn bể thận chỉ thoáng qua, cần thăm khám thêm lần nữa để biết chính xác hơn.

Nguyên nhân gây giãn bể thận ở trẻ sơ sinh

[caption id="attachment_43576" align="aligncenter" width="1502"]Có rất nhiều nguyên nhân gây giãn bể thận Có rất nhiều nguyên nhân gây giãn bể thận[/caption]

Có rất nhiều nguyên nhân gây giãn bể thận nhưng theo các chuyên gia thì giãn bể thận sẽ xuất hiện do các nguyên nhân cụ thể sau đây:

  • Giãn bể thận sinh lý

Như đã trình bày ở trên, tình trạng này chỉ thoáng qua và sẽ ổn định sau 30 phút. Do đó chị em cần lưu lại bệnh viện để được các bác sĩ chăm khám chính xác. Đồng thời, tình trạng giãn bể thận sinh lý cũng sẻ giảm dần sau sinh.

  • Do nghẽn niệu quản

Tỷ lệ này rất hiếm gặp nhưng không phải không có, thường gặp nhất ở vị trí nối giữ bể thận và niệu quả; vị trí niệu quản đổ vào bàng quang.

  • Tắc nghẽn niệu đạo

Niệu đạo bị tắc nghẽn có thể có thể khiến bàng quang bị căng, không co bóp và đẩy nước tiểu ra ngoài được. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến niệu quản và khiến bể thận bị giãn.

  • Thận đa nang

Hiện tượng này chỉ xuất hiện khi có sự tắc nghẽn hoàn toàn của niệu quản. Khiến nước tiều không thể bài tiết bình tường và gây giãn bể thận 1 bên.

Giãn bể thận ở thai nhi có nguy hiểm không?

Khi nghe giãn bể thận ở thai nhi, mẹ bầu sẽ khá lo lắng vì nghĩ đây là hiện tượng nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế thì tình trạng này không đáng ngại, chị em hãy giữ tâm lý thoải mái để chuẩn bị chào đón bé yêu chào đời. Chỉ cần thăm khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ là được.

[caption id="attachment_43577" align="aligncenter" width="3184"]Tuy không quá nguy hiểm nhưng giãn bể thận lại là dấu hiệu của hội chứng Down Tuy không quá nguy hiểm nhưng giãn bể thận lại là dấu hiệu của hội chứng Down[/caption]

Sau khi sinh, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra lại tình trạng giãn bể thận của bé. Theo các chuyên gia, giãn bể thận sẽ được cải thiện dần sau khi sinh.

Những lưu ý khi phát hiện thai nhi bị giãn bể thận

Tuy không quá nguy hiểm nhưng giãn bể thận lại là dấu hiệu của hội chứng Down. Nếu siêu âm thấy kích thước bể thận thận bất thường, bên cạnh đó độ mờ vai gáy cao hơn so với các trường hợp thông thường thì khả năng thai nhi mắc phải hội chứng Down là rất cao. Căn vứ vào kích thước giãn bể thận và hình dạng bóng mờ vai gáy, các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để phát hiện các bệnh lý bất thường và có hướng xử lý phù hợp.

Điều trị giãn bể thận ở trẻ

Sau khi thăm khám, tùy vào tình trạng cụ thể của trẻ mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, có thể điều trị bằng kháng sinh dự phòng để phòng chống các bệnh lý nhiễm khuẩn tiết niệu.

Đối với những trường hợp giãn bể thận nặng như tắc nghẽn đường tiết niệu, siêu âm kiêm tra giãn bể thận nặng, nhiễm khẩu đường tiết niệu tái đi tái lại nhiều lần… bắt buộc phải chỉ định phẫu thuật để điều trị hiệu quả tình trạng này.

Riêng với những trẻ thận đa nang, chỉ giãn bể thận một bên có thể điều trị bảo tồn. Không cần can thiệp phẫu thuật bởi trẻ còn khá nhỏ. Sau 6 tháng hoặc một năm, bác sĩ sẽ theo dõi và tiến hành cắt bỏ nếu cần thiết.

Với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp, chắc hẳn bạn đã phần nào yên tâm về vấn đề giãn bể thận ở thai nhi có nguy hiểm không rồi đúng không nào? Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về mẹ và bé, hãy truy cập website của chúng tôi để tìm ra câu trả lời chính xác nhé!

 

Coi thêm ở : Thắc mắc của nhiều mẹ bầu: Giãn bể thận ở thai nhi có nguy hiểm không?



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2Kap06h
via IFTTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét