Kiết lỵ là căn bệnh khá phổ biến hiện nay khi có tới hàng ngàn người mắc mỗi ngày. Kiết lỵ không hề nguy hiểm nếu phát hiện và có biện pháp chữa trị đúng đắn, chỉ sau một thời gian là bệnh sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn. Vậy bệnh kiết lỵ sau bao lâu thì hết? Có cách nào để phòng tránh bệnh kiết lỵ không? Hôm nay Viknews Việt Nam sẽ chia sẻ kiến thức này tới bạn nhé!!!
Bệnh kiết lỵ là gì?
Bệnh kiết lỵ không còn quá xa lạ đối với mọi người. Tuy nhiên để hiểu rõ căn bệnh này do nguyên nhân nào thì không phải ai cũng biết. Theo nghiên cứu của các bác sĩ và chuyên gia, kiết lỵ là tình trạng khi đại tràng và trực tràng viêm nhiễm do ký sinh trùng entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn shigella tấn công.
[caption id="attachment_42417" align="aligncenter" width="611"] Vi khuẩn shigella[/caption]
Không phải tự nhiên mà người bệnh lại bị nhiễm những vi khuẩn này, con đường lây truyền chính của bệnh có thể kể đến là:
Thức ăn nước uống không được đảm bảo, có chứa nhiều vi khuẩn và siêu vi trùng gây bệnh. Bên cạnh đó, các loài động vật xung quanh như chó, mèo, ruồi, gián,...có nguy cơ rất cao mang mầm bệnh. Ngoài ra, móng tay cũng là nơi lý tưởng dành cho các bào nang vi khuẩn. Không những thế, việc tiếp xúc với chất thải của người bệnh kiết lỵ sẽ khiến bạn nhanh chóng bị lây căn bệnh này.
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao nhất mắc kiết lỵ, bởi hệ tiêu hóa hoạt động còn kém và sức đề kháng yếu nên không thể chống trọi được với các tác nhân gây bệnh.
Biểu hiện ở người mắc bệnh kiết lỵ
Khi cơ thể bị nhiễm siêu vi trùng và vi khuẩn, phải mất một thời gian ủ bệnh khá dài để chúng có thể gây nên những biểu hiện đầu tiên cho cơ thể. Trong thời gian này, người bệnh hoàn toàn không có biểu hiện gì khác thường, chỉ đến khi bệnh phát triển, chúng ta có thể quan sát được những biểu hiện như:
[caption id="attachment_42418" align="aligncenter" width="888"] Biểu hiện đau quặn bụng ở người bị kiết lỵ[/caption]
Đau quặn bụng là dấu hiệu đầu tiên mà người bệnh gặp phải. Những cơn đau xuất hiện ở manh tràng khiến nhiều người bệnh nhầm rằng mình bị đau ruột thừa. Một số trường hợp xuất hiện dọc theo khung đại tràng rất giống với biểu hiện viêm loét dạ dày.
Luôn có cảm giác muốn đi ngoài. Một người bị kiết lỵ, thông thường một ngày đi ngoài khoảng chục lần, lượng chất thải mỗi lần không lớn có dạng lỏng đôi khi còn chứa chất nhầy và cả máu.
Biểu hiện đi ngoài diễn ra liên tục khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và có hiện tượng mất nước. Bên cạnh đó, người bệnh có những triệu chứng sốt nhẹ. Khi thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu nào, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và được các bác sĩ xử lý kịp thời vì tình trạng mất nước nếu để lâu sẽ gây rất nhiều nguy hiểm cho người bệnh.
Bệnh kiết lỵ kéo dài trong bao lâu?
Bệnh kiết lỵ nếu được phát hiện sớm thì thời gian chữa bệnh càng được rút ngắn. Thông thường nếu có các biện pháp chữa trị đúng cách thì thời gian nên điều trị bệnh kiết lỵ chỉ kéo dài trong vòng 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh để kiết lỵ gây ra tình trạng mất nước quá nghiêm trọng cũng như các biến chứng khác như thủng ruột, xuất huyết hay viêm loét đại tràng thì việc điều trị bệnh kiết lỵ khỏi hẳn có thể đến một tháng hoặc vài tháng.
Vì vậy để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như tiết kiệm được chi phí và thời gian, hãy đến cơ sở y tế ngay nếu phát hiện ra bản thân có những dấu hiệu bất thường.
Một số phương pháp điều trị kiết lỵ
Để điều trị kiết lỵ, thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Những người bệnh mắc kiết lỵ do siêu vi trùng gây nên sẽ sử dụng ảnh metronnidazole hay dehydro emetine. Nếu do vi khuẩn shigella sẽ được kê đơn pefloxacine, bactrim, ciprofloxacine,...
Người bệnh kiết lỵ nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục sức khỏe
[caption id="attachment_42419" align="aligncenter" width="722"] Người bệnh nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục sức khoẻ[/caption]
Chế độ ăn uống cung cấp chất dinh dưỡng cho người bệnh sau khi bị bệnh kiết lỵ là rất quan trọng. Sau một thời gian mắc bệnh, người bệnh kiết lỵ cần được bổ sung những loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc đảm bảo vệ sinh. Trong trường hợp cơ thể mất nước quá nhiều, hãy sử dụng chất điện giải oresol bổ sung ngay tức thì. Ngoài ra, trong sữa chua có chứa rất nhiều lợi khuẩn probiotics, hãy cố gắng sử dụng để cải thiện hệ tiêu hóa của bạn.
Những loại thực phẩm khó tiêu như đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay,....là những thứ nên hạn chế ăn. Một số loại thức ăn như cháo, súp, cạnh,...nên tích cực trong thực đơn hàng ngày. Trong những ngày này, tuyệt đối không uống sữa và các sản phẩm được chế biến từ sữa.
Việc phát hiện bệnh kiết lị ngay từ khi còn sớm sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị và giảm ngắn được thời gian hồi phục hoàn toàn của bệnh nhân. Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về bệnh kiết lỵ. Hãy like và share nếu bạn thấy hay nhé!!!
Xem thêm: Muỗi vằn đốt sau bao lâu thì bị sốt xuất huyết?
Coi bài nguyên văn tại : Bệnh kiết lỵ kéo dài trong bao lâu? Cách phòng tránh bệnh kiết lỵ như thế nào?
from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2YCieKT
via IFTTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét