Kinh non sau sinh là hiện tượng rất phổ biến, thường gặp ở phần lớn chị em phụ nữ nên không có gì nghiêm trọng. Do nhiều chị em lần đầu thấy nên sẽ hoang mang, lo lắng. Vậy, hãy cùng Viknews Việt Nam tìm hiểu thêm về hiện tượng kinh non sau sinh, và hiện tượng này có nguy hiểm không trong bài viêt sau:
Hiện tượng kinh non sau sinh là gì?
Kinh non là gì? Kinh non là một hiện tượng chảy máu gần như kinh nguyệt, kéo dài từ 4 đến 6 tuần sau sinh. Kinh non gồm có máu, lớp màng tử cung, chấy nhầy và các tế bào bạch cầu.
Lý do hiện tượng kinh non sau sinh xuất hiện chính là vì lớp lót tử cung phục hồi sau khi sinh. Ban đầu, kinh non chỉ có máu là chính, nhưng về sau chất nhầy nhiều hơn.
[caption id="attachment_41179" align="aligncenter" width="600"] Kinh non sau sinh là gì?[/caption]
Sau vài tuần, hiện chảy máu âm đạo sẽ chậm lại và giảm dần sau vài tuần. Nhưng có nhiều trường hợp, nó lại gia tăng, nguyên nhân là do mẹ bị căng thẳng, vận động mạnh hoặc trong thời gian cho con bú. Khi cho con bú, cơ thể sinh ra hormone oxytocin kích thích các cơn co thắt tử cung, từ đó tăng tốc độ chảy của máu và đồng thời cũng tăng tốc độ hồi phục
Những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng kinh non sau sinh
Đối với sinh thường:
Thường 3 ngày sau sinh, máu của bạn sẽ có màu đỏ tươi hoặc hơi đậm chút, có mùi như máu kinh bình thường. Ngoài ra, cũng có thể lẫn vài cục máu đông có kích thước bằng quả nho trong đó.
Đến ngày thứ 4 trở đi đến ngày thứ 7, máu sẽ chuyển sang màu hồng hoặc hơi nâu, máu đông nhỏ hơn hoặc biến mất.
Tiếp đến, sẽ chỉ còn chất nhầy màu trắng hoặc vàng nhạt chảy ra, không còn màu đỏ của máu nữa. Hiện tượng này sẽ biến mất trong vòng 3-6 tuần.
Hiện tượng kinh non sau sinh là rất bình thường và phổ biến mà hầu như phụ nữ nào cũng gặp phải. Nó xảy ra bình thường như ngày đèn đỏ vậy nhưng máu ít hơn nên mới có tên gọi là kinh non.
Kinh non chính là dấu hiệu cho thấy tử cung của người phụ nữ đang trong quá trình hồi phục và đang cố gắng hoạt động bình thường trở lại như trước khi mang thai.
Đối với sinh mổ
Chị em thường sẽ ít bị đau bụng và âm đạo hơn so với sinh thường. Tuy nhiên, cũng sẽ có hiện tượng kinh non sau sinh xuất hiện trong vài tuần.
Hiện tượng kinh non đối với sinh mổ cũng tương tự như sinh thường ở triệu chứng nhưng kéo dài lâu hơn một chút.
Chăm sóc sức khỏe khi có kinh non
- Ban đầu, máu chảy khá nhiều nên chị em cần dùng miếng đệm mà bệnh viện cung cấp để cầm bớt máu. Cò khi máu chảy chậm trở lại thì có thể chuyển qua dùng băng vệ sinh bình thường.
- Tuy nhiên, nên thường xuyên thay băng vệ sinh hay miếng đệm, vệ sinh âm đạo sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng.
- Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm chứa nhiều sắt để đảm bảo cơ thể được khỏe mạnh, nhanh chóng hồi phục sau sinh.
- Tránh vận động mạnh sẽ làm máu ra nhiều và lâu hơn không tốt.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, đặc biệt là chất lượng giấc ngủ phải cải thiện nhiều. Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, vui tươi để có thời gian để điều chỉnh cơ thể trở lại như xưa.
[caption id="attachment_41180" align="aligncenter" width="750"] Mẹ cần giữ tâm trạng thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể nhanh chóng phục hồi[/caption]
Khi nào cần thăm khám bác sỹ?
Dù kinh non sau sinh là hiện tượng phổ biến và không nguy hiểm, nhưng khi xuất hiện một số bất thường sau thì chị em cần đi khám bác sỹ ngay để xử lý kịp thời:
- Máu hay dịch nhầy ở âm đạo có mùi hôi khó chịu.
- Bị sốt cao hoặc cơ thể bị ớn lạnh.
- Sang tuần thứ 2 mà máu có màu đỏ tươi và chảy rất nhiều.
- Bị chóng mặt hoặc cảm thấy yếu người.
- Nhịp tim đập loạn bất thường.
- Các cục máu đông có kích thước và số lượng lớn.
Hy vọng thông qua nhưng thông tin nói trên, chị em đã hiểu thêm về hiện tượng kinh non sau sinh. Thực tế, hiện tượng này rất bình thường mà phần lớn chị em gặp phải sau sinh. Trong giai đoạn này, cần có chế độ chăm sóc cơ thể đầy đủ, từ thể chất đến tinh thần là rất quan trọng để cơ thể sớm được phục hồi.
Xem thêm: Làm thế nào để ngày đèn đỏ nhanh hết? kinh nghiệm cho chị em
Coi bài nguyên văn tại : Kinh non là gì? – Hiện tượng kinh non sau sinh có nguy hiểm không?
from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2JaQnNo
via IFTTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét