Não là cơ quan rất quan trọng đối với cơ thể, chính vì thế, những căn bệnh liên quan đến não luôn là nỗi lo lắng, ám ảnh thường trực của các bậc phụ huynh. Bại não là một căn bệnh trong số đó. Vậy trẻ bị bại não sống được bao lâu? Hiện nay đã có cách điều trị bệnh bại não ở trẻ hay chưa? Hôm nay Viknews Việt Nam sẽ chia sẻ kiến thức này tới bạn nhé!!!
Bệnh bại não ở trẻ em
Trẻ em thường có sức khoẻ yếu, não bộ chưa phát triển một cách toàn diện nên thường là đối tượng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. Số lượng trẻ em bị mắc bại não rất lớn và đang có xu hướng ngày càng gia tăng.
[caption id="attachment_42428" align="aligncenter" width="650"] Bại não ở trẻ em[/caption]
Bại não là từ dùng để chỉ chung nhóm tình trạng bệnh ảnh hưởng đến sự kiểm soát vận động và tư thế của cơ thể để. Như chúng ta đã biết, não có chức năng điều khiển các cơ quan trong cơ thể, khi một phần nào đó của bộ não bị tổn thương khiến trẻ không thể cử động được thì lúc này trẻ đã bị mắc bại não. Bệnh có những biểu hiện cố định, sau một thời gian dài mắc bệnh cũng sẽ không có có tình trạng tiến triển xấu hơn nữa.
Không phải tự nhiên mà trẻ mắc bệnh bại não. Thông thường do một số nguyên nhân như trong quá trình mang thai mẹ bị nhiễm virus rubella, sốt, mẹ còn quá trẻ để tử cung hoàn thiện về chức năng. Ngoài ra, việc để trẻ ngạt thở hoặc thiếu tháng trong quá trình sinh nở cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị bại não. Không những thế, hiện tượng sốt cao hoặc vàng da sau sinh khi không được chữa trị kịp thời hoặc biến chứng cũng sẽ gây nên tình trạng này.
Những biểu hiện ở trẻ bị bại não
Trẻ bị bại não do thường có tư duy và độ nhạy bén để học tập cũng như làm việc kém hơn nhiều so với những trẻ cùng trang lứa. Đây là mối quan tâm rất đáng lo ngại của các bậc phụ huynh cũng như toàn xã hội. Theo thực tế khảo sát, chỉ có khoảng 50% số trẻ bị bại não có những vấn đề về tư duy. Tuy nhiên khi được dạy trong quá trình điều trị, trẻ có thể thể hiện được những suy nghĩ của mình thông qua hành động, nhưng chúng ta rất khó để nhận biết.
[caption id="attachment_42429" align="aligncenter" width="1088"] Biểu hiện ở trẻ bị bại não[/caption]
Thị giác, thính giác và khả năng nói ở trẻ bại não bị hạn chế rất nhiều. Một số trẻ có biểu hiện nói chậm, nói không rõ câu, một số trường hợp có tình trạng khiếm thị hoặc khiếm thính.
Những vấn đề về thần kinh là một trong những biểu hiện ở trẻ bị bại não. Trẻ có thể bị động kinh, tính nết thất thường khi khóc khi cười rất khó nắm bắt, khó khăn trong việc vận động như đi lại.
Bại não ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh hoạt cũng như vận động của trẻ. Khi phát hiện ra con có những biểu hiện bất thường ngay từ khi sinh ra, các bậc phụ huynh hãy nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để có liệu trình điều trị cho phù hợp.
Trẻ bại não sống được bao lâu?
Đây là câu hỏi được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Theo nghiên cứu cũng như khảo sát của các chuyên gia y tế, có tới 90% số trẻ em bị bại não có thể sống được tới 30 năm nếu được chữa trị đúng cách và kịp thời. Tuy nhiên, 10% số trẻ còn lại sẽ tử vong ngay sau khi sinh ra hoặc sau khi sinh ra một vài tuần.
Như vậy có thể thấy, việc phát hiện ra sớm và có một liệu trình điều trị hiệu quả sẽ quyết định rất nhiều đến thời gian sống của trẻ sau này.
Một số phương pháp hỗ trợ điều trị cho trẻ bại não
Chúng ta phải nhớ rằng, trẻ bại não chỉ bị tổn thương một phần trong bộ não liên quan đến chức năng vận động. Thông qua những liệu trình điều trị vật lý trị liệu, chúng ta có thể hy vọng rằng giúp cho khả năng vận động và nhận biết của trẻ được tốt hơn.
[caption id="attachment_42430" align="aligncenter" width="1200"] Phương pháp hồi phục chức năng vận động dành cho trẻ bại não[/caption]
Hiện nay có rất nhiều các biện pháp hỗ trợ điều trị cho trẻ bị bại não như châm cứu, oxy cao áp, ghép tế bào, hay hồi phục chức năng. Biện pháp hồi phục chức năng được đánh giá rất cao và đem lại nhiều hiệu quả khi sử dụng. Dựa vào phương pháp này, trẻ sẽ được tập các bài tập về đi lại cùng với dụng cụ, đi lại dưới nước,... Phương pháp này vừa tốt cho sự tuần hoàn của máu, vừa khiến chức năng vận động được hồi phục từng ngày. Ngoài ra, trẻ bị bại não cũng cần phải được nói chuyện giao tiếp hàng ngày. Nhiều người nghĩ việc làm này là vô ích, tuy nhiên đây là những quan niệm hoàn toàn sai lầm. Sau một thời gian giao tiếp trò chuyện cùng trẻ, không có gì lạ khi trẻ có thể tự thể hiện suy nghĩ của mình một cách tự nhiên thông qua các biểu hiện trên gương mặt, cử chỉ. Thực sự biện pháp hồi phục chức năng giúp cho trẻ rất nhiều trong việc hòa nhập với cuộc sống.
Hi vọng bài viết này là đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích dành cho mẹ và bé. Hãy like và share nếu bạn thấy hay nhé!!!
Xem thêm: Bệnh kiết lỵ kéo dài trong bao lâu? Cách phòng tránh bệnh kiết lỵ như thế nào?
Coi thêm ở : Trẻ bại não sống được bao lâu?
from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2JlhfuK
via IFTTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét