Trẻ nhỏ hiếu động nên trong lúc chơi đùa có thể bị ngã đập đầu phía sau. Đây nhiều lúc không đơn giản chỉ là ngã đau không mà còn có thể gây biến chứng sọ não nặng nề. Vì thế, trẻ rất cần được quan tâm, theo dõi và điều trị kịp thời. Vậy khi bé bị ngã đập đầu phía sau thì khi nào nên đưa đến bệnh viện? Hãy cùng Vikenews Việt Nam đi tìm câu trả lời trong bài viết sau:
Chú ý theo dõi các triệu chứng của bé
Nếu đó chỉ là cú ngã nhẹ khiến đầu bé có dấu hiệu sưng nhẹ hoặc vết bầm tím. Nhưng làm thế nào để mẹ biết được được rằng cú ngã này là an toàn và không gây chấn động gì nguy hiểm đến não bộ của bé? Chính vì thế, mẹ cần chú ý để theo dõi các triệu chứng của bé.
Nếu trong vòng 1, 2 ngày mà bé vẫn tỉnh táo, vui vẻ, hoạt động bình thường và không có bất kỳ dấu hiệu lạ nào khác, bạn có thể an tâm.
[caption id="attachment_40841" align="aligncenter" width="750"] Mẹ cần kiểm tra các dấu hiệu bất thường khi bé bị ngã đập đầu phía sau[/caption]
Khi thấy bé bị ngã đập đầu phía sau, bố mẹ cần làm gì?
- Bố mẹ nên bình tĩnh, chú ý quan sát tư thế trẻ sau khi bị tai nạn để xác định rõ chỗ va đập chấn thương trên cơ thể trẻ.
- Nhẹ nhàng bế bé lên giường nằm nghỉ, tuyệt đối không giận dữ, quát mắng bé.
- Xem bé có một số triệu chứng ban đầu như: bất tỉnh, nôn ói không. Nếu nôn thì nôn như thế nào, nôn vọt hay chỉ ọe ra nước miếng? Chất nôn có cái gì? Có bị chảy máu ở đầu, mắt, mũi...không? Có gãy xương như tay, chân...?
- Những ngày tiếp theo, bé có kêu nhức đầu, chóng mặt, hay lừ đừ không.
- Bé có hay quấy khóc, khó ngủ, khi ngủ hay bị giật mình la hoảng không.
- Thông thường, biến chứng chấn thương sọ não sau chấn thương ở đầu thường xảy đến khoảng 36-48 giờ sau khi bị chấn thương.
Khi nào cần đưa bé đến bệnh viện
Khi trẻ có triệu chứng bất thường như: đau đầu tăng dần; nôn ói nhiều lần và nôn vọt; lừ đừ, ngủ gà ngủ gật, dần dần bất tỉnh, lơ mơ, giọng nói yếu; chảy dịch ở mũi, lỗ tai, chảy máu mũi hay có bầm tím tụ máu quanh quầng mắt; yếu liệt nửa người, không đi đứng được, không nói được; đồng tử giãn nở ở một bên mắt...
Những dấu hiệu trên là báo hiệu chấn thương sọ não nặng dần, có khối máu tụ trong não, cần khẩn trương đưa trẻ đi bệnh viện để bác sĩ can thiệp sớm bằng ngoại khoa. Can thiệp sớm thì khả năng phục hồi cao hơn.
Bất kỳ triệu chứng cho thấy trẻ bị mất ý thức hoặc hộp sọ bị biến dạng bất thường thì bố mẹ cần chăm sóc và kết hợp đưa bé đến trung tâm y tế gần nhất.
Nếu thấy bất tỉnh
Nếu bé bất tỉnh, dù chỉ vài giây, nghĩa là lực va đập đủ mạnh để gây khối máu tụ. Còn nếu bé khóc thét ngay sau khi ngã thì bố mẹ có thể yên tâm con mình vẫn tỉnh táo.
Rối loạn tri giác
Sau ngã mà bé vẫn tỉnh táo nhưng sau đó lại có những dấu hiệu bất thường như kích động khó dỗ, lơ mơ, tiếp xúc kém. Còn nếu bé chống cự không cho bạn chườm lạnh thì yên tâm là bé vẫn tiếp xúc tốt.
Nôn từ 3 lần trở lên thì cần đi khám bác sĩ
Thường sau khi ngã, kể cả khi không có chấn thương sọ não, nhiều bé vẫn hay nôn 1 hay 2 lần vì khóc nhiều, ho hoặc đơn giản là do sự va đập của hộp sọ. Nếu nôn quá 3 lần, trong vòng vài giờ đầu sau khi bị ngã thì nên đưa bé đi khám ngay.
Đi loạng choạng, mất thăng bằng
Nhiều bé bị chóng mặt sau khi ngã, điều này không có gì nguy hiểm. Nhưng nếu bé mất thăng bằng và ngã lên ngã xuống khi đi thì cần đi khám bác sĩ ngay.
Nếu bé chưa biết đi thì nên để ý xem có gì bất thường khi bé ngồi, bò hoặc dùng tay không.
Dấu hiệu mắt
Bé bị ngã đập đầu phía sau thì trong vòng 24 giờ sau ngã, mắt có thể xuất hiện các dấu hiệu như bị lác, đồng tử hai bên không đều, bé đi bị vấp ngã hoặc lao vào các đồ vật như thể không nhìn thấy chúng.
Một số dấu hiệu khác
Bé quấy khóc liên tục, không dỗ nổi. Tay hoặc chân bị yếu và liệt dần đi, ngủ li bì, màu da chuyển từ hồng sang nhợt nhạt, tím tái; nhịp thở không đều, có những đợt thở rất nông hoặc cơn ngừng thở 10-20 giây; co giật.
[caption id="attachment_40842" align="alignnone" width="750"] Có nhiều dấu hiệu bất thường mà căn cứ vào đó, mẹ hãy cho bé đi bệnh viện khám ngay[/caption]
Trẻ nhỏ luôn cần được quan tâm, chăm sóc và bảo vệ an toàn trước những tác động bên ngoài. Đặc biệt khi trẻ vui chơi thì việc va chạm, vấp ngã, đặc biệt là bé bị ngã đập đầu ra phía sau sẽ rất dễ xảy ra. Bố mẹ nên quan sát trẻ để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường trẻ gặp phải, đưa trẻ đi khám bác sỹ khi cần thiết. Tốt nhất, cần bảo vệ và tránh bé bị ngã đập đầu phía sau.
Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục khi trẻ 2 tuổi hay khóc đêm
Coi bài nguyên văn tại : Bé bị ngã đập đầu phía sau – khi nào nên đưa đến bệnh viện?
from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2UWkXBc
via IFTTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét