Thứ Hai, 22 tháng 4, 2019

Thai nhi tuần 36 – Bé đã sẵn sàng chào đời hay chưa?

Khi thai nhi tuần 36, mẹ đã bắt đầu cảm nhận được sự phát triển vượt bậc của bé, mẹ đã cảm nhận được những cú xoay người, những cái chớp mắt và những cái nắm tay đầu tiên của bé. Những hành động nhỏ bé đó của em bé đã làm mẹ hạnh phúc đến nhường nào. Và để sớm chào đón bé ra đời, mẹ cần phải cố gắng nhiều hơn trong việc chăm sóc cho bé yêu. Hãy cùng với Viknews Việt Nam chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc cho thai nhi tuần 36 nhé!

Tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi tuần 36.

Khi thai nhi tuần 36, bước vào thời điểm này, mẹ đã hoàn toàn có thể cảm nhận được cơ thể của bé yêu càng ngày càng hoàn thiện hơn. Bé yêu gần như đã phát triển toàn diện về cơ thể. Mặc dù là phải đợi thêm 4 tuần nữa mới cận kề ngày sinh nhưng lúc này cơ thể của bé yêu đã hoàn toàn phát triển và cứng cáp ở trong cơ thể của mẹ.

Cơ thể bé lúc này sẽ nặng khoảng 2,5kg và chiều dài của bé là 35cm. Em bé của mẹ lúc này sẽ tròn như quả dưa hấu, mẹ cần phải cố gắng để bồi bổ cho bé phát triển hơn thế nữa.

Cơ thể của mẹ sẽ thay đổi như thế nào khi thai nhi tuần 36

Từ khi bắt đầu mang thai, cơ thể của mẹ đã bắt đầu có những thay đổi khác thường, mỗi ngày thai nhi càng lớn lên nên cơ thể của mẹ cũng theo đó mà thay đổi hơn. Khi thai nhi tuần 36, sẽ có những thay đổi rõ rệt về sức khỏe cũng như là cơ thể của mẹ.

Bụng của mẹ bắt đầu to rõ rệt vào tuần 36.

Bụng ta chính là dấu hiệu đầu tiên của việc mang bầu. Khi thai nhi tuần 36, bụng của mẹ đã bắt đầu to rõ rệt, nhưng chính vì bụng bầu của mẹ bắt đầu to như vậy nên việc mang thai của mẹ bắt đầu khó khăn hơn rất nhiều. Bụng bầu sẽ gây khó khăn cho việc đi lại, cho việc ngủ nghỉ của mẹ bầu. Vì thế nên mẹ bầu cần phải tìm ra những giải pháp hữu ích nhất cho việc ăn ngủ nghỉ của mình trong thời gian mang thai.

[caption id="attachment_40458" align="aligncenter" width="1000"]thai nhi tuần 36 Bụng mẹ đã rất to ở tuần 36[/caption]

Mẹ sẽ không thể ăn quá nhiều trong 1 bữa ăn

Vì bụng quá to nên mẹ không thể ăn cùng lúc quá nhiều đồ ăn, nhưng cơ thể của mẹ bầu lúc này lại rất cần đến nhiều chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cho sự phát triển của bé yêu. Vì thế nên mẹ có thể cải thiện bữa ăn của mình bằng cách chia ra thành nhiều bữa trong ngày, các bữa chính và bữa ăn nhẹ để vừa có thể ăn uống thoải mái lại vừa có thể đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé yêu.

Mẹ bị tăng áp lực bụng dưới khi thai nhi tuần 36

Mỗi ngày em bé của mẹ lại càng lớn hơn, và hơn hết là khi thai nhi tuần 36, em bé đã bắt đầu di chuyển dần xuống dưới vùng xương chậu của mẹ, gây áp lực lên bụng mẹ, làm bụng mẹ càng ngày càng bị áp lực và trở nên khó chịu hơn. Đặc biệt là em bé lúc này sẽ áp sát vào bàng quan của mẹ, khiến mẹ phái đi vệ sinh nhiều hơn và rất bất tiện cho việc đi lại

Bà bầu khi mang thai cần phải đi lại nhiều hơn, việc đi lại sẽ giúp cho bé và mẹ trở nên khỏe mạnh hơn rất nhiều. Nhưng vấn đề em bé quay đầu xuống dưới vùng xương chậu sẽ ngăn cản việc đi lại của mẹ. Thay vì đi bộ thì mẹ có thể ở tại nhà tập thêm 1 số động tác yoga để có thể cân bằng được thể lực của mình.

Tăng dịch tiết ở âm đạo

Dịch nhầy vốn không còn xa lạ gì đối với chị em phụ nữ. Nhưng khi phụ nữ mang thai, dịch tiết sẽ bắt đầu tiết ra nhiều hơn, thậm chí là nhiều đến mức khiến cho mẹ phải thay quần nhỏ vài lần trong 1 ngày.

Khi mẹ phát hiện ra mình có quá nhiều dịch màu trắng thì mẹ không phải quá lo lắng, đây là một dấu hiệu vô hại ở mẹ bầu, dịch nhầy tiết ra nhiều chỉ để làm mềm cổ tử cung của mẹ đề phục vụ cho việc sinh nở sau này của mẹ

Ra sữa non khi mẹ mang thai ở tuần 36.

Khi thai nhi tuần 36, tuyến sữa của mẹ lúc này đã bắt đầu hình thành, nhiều mẹ có tuyến sữa quá nhiều khiến cho sữa bị chảy ra thường xuyên, điều này gây ra sự bất tiện cho quá trình sinh hoạt cũng như là công việc của mẹ. Vì thế nên mẹ cần phải sử dụng giấy mỏng hoặc khăn mỏng để có thể thấm sữa non thường xuyên. Vì nếu như mẹ không thấm sữa hoặc không nặn ra thì bộ ngực của mẹ sẽ trở nên nặng nề và rất khó chịu.

Những lời khuyên của bác sĩ cho mẹ bầu mang thai ở tuần 36

Mẹ nên thường xuyên tham khảo ý kiến của bác sĩ

Khi mẹ đã mang thai ở tuần 36, lúc này cơ thể của mẹ đã bắt đầu chuẩn bị bước vào những tháng cuối của thai kì, những tuần cuối thai kì mẹ cần phải trang bị cho mình những kinh nghiệm mang thai. Thời điểm này, điều quan trọng nhất là mẹ cần phải trang bị cho bản thân mình cách để nhận biết được dấu hiệu chuyển dạ, vì mẹ có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào.

Nếu như mẹ đang là lần đầu mang thai thì sẽ không thể biết được cách để nhận biết mình đã chuyển dạ, vì thế nên mẹ cần phải đến bác sĩ để khám và để bác sĩ tư vấn đề cách nhận biết chuyển dạ.

[caption id="attachment_40457" align="alignnone" width="1024"]thai nhi tuần 36 Mẹ nên thường xuyên đến khám bác sĩ[/caption]

Mẹ cần đi đến bệnh viện để xét nghiệm

Khi thai nhi 36 tuần, mẹ cần phải đi đến phòng khám để thực hiện các xét nghiệm để có thể đảm bảo được sức khỏe cho bé yêu của bạn. Những xét nghiệm mà mẹ cần phải thực hiện trong khoảng thời gian này như sau:

  • Đo cân nặng
  • Đo huyết áp (huyết áp của mẹ có thể cao hơn giai đoạn giữa thai kỳ)
  • Đo đường và đạm trong nước tiểu
  • Kiểm tra tay, chân xem có các triệu chứng sưng phù và giãn tĩnh mạch khi mang thai
  • Kiểm tra bên trong cổ tử cung để đo độ giãn nở và mở rộng của tử cung, chuẩn bị cho em bé chào đời
  • Đo chiều cao của đáy tử cung
  • Đo nhịp tim của thai nhi
  • Kiểm tra thai nhi bằng cách sờ, nắn bụng từ bên ngoài. Bạn sẽ biết được kích thước, hướng quay đầu và vị trí nằm của bé.

Nếu như trong thời gian mang thai này, mẹ gặp phải bất cứ vấn đề nào về việc mang thai thì hãy lập tức phải nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ ngay nhé!

Mẹ có nên quan hệ tình dục khi thai nhi tuần 36 không?

Quan hệ tình dục vốn là vấn đề nhạy cảm hết sức bình thường ở các cặp vợ chồng. Quan hệ tình dục trong thời gian mang thai có thực sự là không ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Việc quan hệ tình dục giữa vợ chồng trong thời gian mang thai có thể sẽ ảnh hưởng đến thai nhi nếu như thể trạng thai nhi không tốt. Đặc biệt là mẹ không nên quan hệ tình dục khi thai nhi gặp phải những trường hợp sau đây:

Nhau thai của mẹ nằm gần cổ tử cung (nhau thai tiền đạo). Với trường hợp nhau thai tiền đạo, nếu dương vật tiếp xúc với cổ tử cung thì có thể tổn thương nhau thai và gây chảy máu nguy hiểm cho thai nhi 36 tuần tuổi

Mẹ bị chảy máu âm đạo, điều này rất có thể là thai nhi đã có vấn đề, mẹ không những không được quan hệ mà còn phải đến trung tâm để khám ngay

Mẹ bị vỡ nước ối. Nếu điều này xảy ra, bé sẽ không được bảo vệ chống lại nhiễm trùng, việc mẹ bị vỡ nước ối rất có thể là dấu hiệu mẹ sắp sinh, vì thế nên mẹ cần phải kiên quan hệ tình dục và đặc biệt là nên đi khám để xem tình trạng sức khỏe thai nhi ra sao.

Mẹ cần phải học cách để chăm sóc tốt cho hơn cho em bé của mình, với những kinh nghiệm mang thai của Viknews, chúc mẹ sẽ chăm sóc tốt cho bé để vài tuần nữa mẹ tròn con vuông nhé!

Xem thêm: Thai nhi tuần 37 có sự phát triển như thế nào? Mẹ đã biết hay chưa?

Coi thêm tại : Thai nhi tuần 36 – Bé đã sẵn sàng chào đời hay chưa?



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2VdPIkD
via IFTTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét