Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019

Nguyên nhân khiến cho bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cách xử lý

Nhiều bé sơ sinh đang chơi khỏe mạnh bỗng nổi mẩn đỏ ở mặt khiến nhiều mẹ lo lắng. Phần đông cho rằng con bị dị ứng. Nhưng thực tế, còn rất nhiều nguyên nhân khác khiến cho bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt. Hãy cùng Viknews Việt Nam đi tìm xem có những nguyên nhân nào, và cách chăm sóc trẻ khi bị như vậy trong bài viết sau:

Loại bỏ các tác nhân bên ngoài:

- Bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt do thời tiết thay đổi thì mẹ nên vệ sinh sạch sẽ vùng mặt bé bằng nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn, ô nhiễm da bé.

[caption id="attachment_40554" align="aligncenter" width="750"]bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt Cần loại bỏ các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài trước[/caption]

- Liệt kê danh sách những thực phẩm mẹ sử dụng hàng ngày có quá nhiều đạm không (tôm, cua, hải sản...) hay thực phẩm cho bé ăn dặm nếu đúng hãy ngưng sử dụng xem tình trạng mẩn đỏ ở mặt của bé có cải thiện không.

- Thay lại toàn bộ quần áo, khăn tắm, khăn sữa, xà bông tắm, vệ sinh môi trường bé ở sạch sẽ...

- Kiểm tra xem bé có bị kiến, muỗi... cắn không

Nếu đã loại bỏ các tác nhân đên ngoài mà bé sơ sinh vẫn bị nổi mẩn đỏ ở mặt, thì có thể bé bị các bệnh ngoài da dưới đây.

Các bệnh về da khiến bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt:

Thay đổi đột ngột trong bụng mẹ ra bên ngoài đến khi ra ngoài làm cho trẻ sơ sinh dễ bị mẩn đỏ trên mặt. Tình trạng nổi mẩn này hầu hết các em bé sơ sinh đều gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu như sau:

Rôm sảy

Thời tiết nắng nóng khiến bé dễ bị rôm sẩy trên mặt và nhiều nhất là vùng lưng. Mẩn đỏ do rôm sảy thường lên từng mảng đỏ và khiến bé ngứa ngáy khó chịu.

Lúc này, mẹ nên thường xuyên lau người cho bé, chỉ cho bé mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, bật quạt nhẹ để không khí lưu thông. Mẹ không nên ăn loại thực phẩm gây nóng để bị ảnh hưởng đến sữa.

Mụn sữa

Mụn sữa thường xuất hiện 3 tuần đầu sau sinh. Thường mụn sẽ biến mất sau 3 tháng mà bố mẹ không cần làm gì. Mụn sữa xuất hiện chủ yếu là do các tuyến bã nhờn trên da bé đang học cách bài tiết.

Lúc này, mẹ cần thường xuyên lau rửa mặt và người cho bé, không để bé bị nóng và ra mồ hôi.

Nếu sau 3 tháng mà mụn không biến mất, thậm chí mọc to hơn, nhiều hơn và có mủ thì nên đưa bé đi khám để tránh mắc bệnh viêm da.

[caption id="attachment_40555" align="aligncenter" width="650"]bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt Bé sơ sinh bị mụn sữa[/caption]

Dị ứng

Có rất nhiều dạng dị ứng, nhưng trong đó, dị ứng thời tiết được xem là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt. Ngoài ra, bé còn có thể bị dị ứng với khói thuốc lá, phấn hoa, đạm sữa bò.

Khi bị dị ứng, bé bị nổi nốt đỏ quanh miệng sau đó lan ra khắp mặt. Nổi mẩn do dị ứng thường không có thuốc điều trị và phòng ngừa. Cách tốt nhất là mẹ nên tìm cách cho trẻ tránh không tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Tuyệt đối không chà xát lên vùng da dị ứng gây trầy xước. Nên cho bé bổ sung vitamin qua thực phẩm ăn dặm hoặc qua chế độ ăn uống của mẹ khi cho con bú để tăng sức đề kháng cho bé

Mụn nhọt

Trẻ rất dễ bị các loại mụn nhọt mọc kiểu riêng lẻ hoặc mọc thành cụm. Mụn thậm chí còn sưng to và có mủ.

Lúc này, mẹ cần dùng nước muối sinh lý để lau vùng da bị mụn, tắm và vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, thoáng mát. Bôi thêm thuốc tím để mụn nhanh khô và sát khuẩn. Không được nặn mụn cho trẻ.

Mụn nhiều và có mủ thì mẹ nên đưa trẻ đi khám chứ không tự ý mua thuốc bôi.

Lác sữa

Lác sữa thường xuất hiện ở các bé có cơ địa bị dị ứng. Bệnh thường gặp ở những bé từ 2 tháng đến 2 tuổi. Trong gia đình có bố mẹ hay bị dị ứng cũng có thể tăng nguy cơ bé bị lác sữa hơn. Biểu hiện là da bé khô, bong tróc và nứt gây đau.

Lúc này, mẹ nên tránh ăn những thực phẩm dễ gây ngứa. Tắm nên dùng xà bông, sữa tắm có độ tẩy rửa dịu nhẹ, có thể dùng dung dịch sát khuẩn lau da cho bé.

Chăm sóc bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt

Để chăm sóc tốt cho bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt, mẹ cần tránh làm những điều sau:

  • Tắm hay lau da cho bé quá kỹ vì lúc này da của bé đang rất mỏng và dễ bị kích ứng.
  • Nặn hay cố làm vỡ mụn ở vùng da bị mẩn đỏ bởi có thể gây nhiễm trùng.
  • Tự ý mua các loại kem không rõ nguồn gốc, xuất xứ để thoa lên da bé.
  • Dùng sữa tắm có chất tạo bọt, tẩy rửa mạnh sẽ làm cho bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt nặng thêm.
  • Để bé gãi, chà sát, cào cấu lên vùng có da mặt bị mẩn đỏ, vì nó sẽ khiến da bị trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn.

[caption id="attachment_40556" align="aligncenter" width="750"]bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt 3 Mẹ không nên để bé gãi, chà sát lên vùng da bị mẩn đỏ[/caption]

Những điều mẹ nên làm:

  • Nên để bé mặc quần áo thoải mái, sạch sẽ, thoáng mát để tránh bị nóng.
  • Cho bé uống nhiều nước, sữa và thực phẩm tươi mát để tăng sức đề kháng.
  • Sử dụng các loại sản phẩm tắm bé phù hợp với làn da của bé.

Trên đây là những nguyên nhân, các bệnh về da khiến cho bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt mà mẹ nên biết để có cách điều trị đúng cho bé. Nên thực hiện theo những lời khuyên về nên và không nên bên trên để giúp bé cải thiện tình trang da mặt bị mẩn đỏ sớm nhất.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh nằm nôi điện có tốt không?

Xem nguyên bài viết tại : Nguyên nhân khiến cho bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cách xử lý



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2KVkOt8
via IFTTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét