Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019

Mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt nóng, sốt lạnh?

Sốt là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ có sức khoẻ yếu thì tần suất cơn sốt khá dày. Khi trẻ thường sốt nóng hay sốt lạnh có lẽ dễ chăm sóc và trị bệnh, tuy nhiên khi trẻ có biểu hiện vừa sốt nóng vừa sốt lạnh khiến nhiều bà mẹ cảm thấy lúng túng. Vậy mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt nóng, sốt lạnh? Bài viết hôm nay Viknews Việt Nam sẽ cung cấp cho các mẹ và bé về kiến thức này nhé!!!

Biểu hiện ở trẻ khi sốt nóng, sốt lạnh

Khi trẻ có tình trạng sốt như thế này thì thân nhiệt thường không ổn định. Ban đầu trẻ có biểu hiện cảm thấy lạnh, thân nhiệt thấp xuất hiện ở đầu cơn sốt. Sau giai đoạn này cơ thể sẽ ấm lên và dần hồi phục.

[caption id="attachment_40884" align="aligncenter" width="640"]sốt nóng lạnh ở trẻ Biểu hiện sốt nóng lạnh ở trẻ[/caption]

Mẹ không nên quá lo lắng, vì đây là biểu hiện rất bình thường, cơ thể trẻ đang loại bỏ dần các tác nhân gây bệnh. Mẹ có thể kiểm tra tình trạng bé như thế nào thông qua việc kiểm tra tay chân bé, nếu chúng lạnh toát thì bé chắc hẳn đang chịu những cơn sốt hành, nếu sau đó tay chân dần ấm hơn thì cha mẹ có thể yên tâm nhé vì sức khoẻ bé đang tốt dần lên rồi.

Khi bị sốt nóng lạnh bé thường có biểu hiện như ăn uống khó khăn, hay bị nôn, đầy bụng. Ngoài ra, bé cảm thấy sợ nước nhất là nước lạnh. Da mặt thường xanh xao, người uể oải khiến bé không tập trung được vào việc gì, không muốn vận động.

Nguyên nhân gây sốt nóng lạnh ở trẻ

Cơ thể trẻ nhỏ có sức đề kháng còn yếu, chưa thể chịu được các tác nhân mạnh mẽ từ môi trường. Thời tiết giao mùa là lúc mà cơ thể trẻ dễ mắc sốt nóng lạnh nhất. Lúc này việc thời tiết chưa ổn định, khi nóng khi lạnh khiến cơ thể trẻ không thể thích nghi kịp thời.

[caption id="attachment_40885" align="aligncenter" width="660"]SỐT NÓNG LẠNH Ở TRẺ Nguyên nhân gây sốt nóng lạnh ở trẻ[/caption]

Ngoài ra, việc trẻ vui chơi hay nô đùa ở những nơi có luồng gió mạnh như ở hiên nhà, sân trước toà nhà cao tầng,... những nơi này hút gió rất mạnh, cơ thể trẻ không thể chịu đựng được. Bên cạnh đó, việc cho trẻ tắm quá lâu  khiến bé bị nhiễm lạnh. Ngoài ra, khi vừa cho bé vận động tiết nhiều mồ hôi đã vội vàng đưa bé đi tắm, đây là những sai lầm cơ bản nhất mà bố mẹ thường mắc phải. Tuy điều này tạo sự thoải mái nhất cho bé, nhưng chúng vô tình khiến bé phải chịu những cơn sốt hành hạ trong nhiều giờ liền.

Mẹ cần làm gì khi trẻ có dấu hiệu sốt nóng lạnh?

Trẻ sốt nóng lạnh là hiện tượng rất bình thường ở trẻ, khi gặp trường hợp này bạn không nên quá lo lắng. Sử dụng miếng dán hạ nhiệt cho trẻ kết hợp với thuốc hạ sốt, dùng khăn ướt lau người thường xuyên cho trẻ tại các vị trí nhạy cảm như gáy, nách, bẹn, bàn tay, bàn chân để trẻ hạ nhiệt nhanh chóng.

[caption id="attachment_40886" align="aligncenter" width="640"]sốt nóng lạnh Mẹ cần làm gì khi bé bị sốt nóng lạnh[/caption]

Bên cạnh đó nên cho trẻ mặc các loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, hút ẩm nhanh, tránh mặc nhiều quần áo, mặc các loại đồ bó sát khiến trẻ cảm thấy không thoải mái.

Khi bị sốt trẻ thường bị mất nước, các mẹ nên cho trẻ uống nước thường xuyên và chất điện giải như orezol,... Trong trường hợp các biểu hiện sốt không có hiện tượng thuyên giảm thì các mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện và các cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa kịp thời.

Một số chú ý cho mẹ khi chăm sóc bé

Không nên ủ ấm cho trẻ, nhiều mẹ khi thấy trẻ bị lạnh thì ra sức ủ ấm bằng các loại chăn hay quần áo cho trẻ, điều này chỉ khiến cho chúng tăng thân nhiệt lên rất nhanh và sẽ bị sốt cao. Chỉ nên cho bé đắp chăn mỏng để thân nhiệt không bị tăng đột ngột..

Nên chú ý đến thân nhiệt bé. Thân nhiệt bé thay đổi rất nhanh chóng và thất thường, các mẹ phải đặc biệt chú ý. Những lúc thân nhiệt quá cao, cơ thể bé có thể gây phản ứng co giật rất nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp không chú ý khiến biến chứng ảnh hưởng đến não.

Khi uống thuốc hạ nhiệt, cơ thể bé sẽ toát mồ hôi, mẹ nên túc trực lau mồ hôi cho bé tránh để mồ hôi ngấm vào cơ thể khiến tình trạng của bé trở nên nặng hơn.

Không nên sử dụng quá nhiều miếng dán hạ sốt vì chúng thực sự không có nhiều tác dụng lắm. Chỉ hạ nhiệt được một phần ở vùng dán. Đôi khi sử dụng nhiều khiến vùng da nơi dán bị ảnh hưởng.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp được cho bạn những kiến thức bổ ích. Like share nếu bạn thấy hữu ích nhé!!!

Xem thêm: Bé bị ngã đập đầu phía sau – khi nào nên đưa đến bệnh viện?

Coi bài nguyên văn tại : Mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt nóng, sốt lạnh?



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2Wa6gqL
via IFTTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét