Thứ Tư, 17 tháng 4, 2019

Thóp trẻ sơ sinh bị lõm có nguy hiểm không?

Nhìn thóp trẻ sơ sinh có thể dự đoán khá chính xác về tình trạng sức khỏe của trẻ. Thóp trẻ sơ sinh bị lõm có thể báo hiệu trẻ đang mắc một số bệnh lý nhất định. Nhiều mẹ có kinh nghiệm nuôi con thường hay lưu tâm đến những thay đổi của thóp đầu trẻ. Vậy thóp trẻ sơ sinh bị lõm có nguy hiểm không? Hãy cùng Vikenews Việt Nam tìm hiểu thêm về vấn đề trên trong bài viết sau:

Về thóp trẻ sơ sinh

Sau sinh, mẹ sẽ thấy trẻ có 2 thóp nằm ở trước và sau. Thóp trước ở giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Thóp sau ở giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm. Khi chạm tay vào phần thóp này sẽ thấy rất mềm, không hề cứng như xương sọ. Phần thóp này sẽ phập phồng mỗi khi trẻ thở hay khóc to.

[caption id="attachment_40065" align="aligncenter" width="750"]Thóp trẻ sơ sinh bị lõm Thóp trẻ sơ sinh[/caption]

Thóp của trẻ sơ sinh thế nào được xem là bình thường?

Thông thường, thóp sau gần như khép lại sau khi đứa trẻ chào đời, nếu còn thì sẽ rất nhỏ bằng đầu móng tay và sẽ khép hẳn sau 4 tháng chào đời thì thóp trước lại thay đổi liên tục.
Thóp trước trẻ sơ sinh có kích thước trung bình là 2,1cm, dao động từ 0,6 đến 3,6cm. Trẻ sinh non hay đủ tháng, thóp đầu đều tương tự nhau.

Thóp đầu trẻ sơ sinh có vai trò gì?

Tại sao trên đầu trẻ lại có những phần thóp này, mà không phải là một hộp sọ khép kín như người trưởng thành. Cùng tìm hiểu vai trò của phần thóp này nhé!
Thóp đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ khi là một phần của hộp sọ và là màng bảo vệ hộp sọ. Phần sọ của trẻ được cấu tạo với các mô và thóp kết nối giữa các xương để làm nhiệm vụ bảo vệ bộ não trước áp suất bên ngoài. Nhất là khi trẻ được sinh thường qua đường âm đạo, thóp sẽ điều chỉnh độ mềm dẻo cho hộp sọ để đầu trẻ có thể đi quả ngả âm đạo dễ dàng hơn
Nếu phần thóp trước của trẻ chưa tới thời gian khép mà đầy hoặc phồng lên sẽ rất nguy hiểm, chứng tỏ áp suất trong não trẻ tăng lên cao.
Nguyên nhân phồng lên có thể do huyết áp nhưng phần lớn đều nặng và mắc bệnh hiểm nghèo như viêm màng não, não úng thủy …

Thóp trẻ sơ sinh bị lõm có nguy hiểm không?

[caption id="attachment_40066" align="aligncenter" width="750"]Thóp trẻ sơ sinh bị lõm Thóp trẻ sơ sinh bị lõm có thể là dấu hiệu của một số bệnh[/caption]

Thóp trẻ sơ sinh bị lõm có nguy hiểm không là câu hỏi của rất nhiều mẹ vì cho rằng đó là dấu hiệu của bệnh tật. Vì thông thường, thóp sẽ phập phồng và có thể nhô cao một chút so với đỉnh đầu.
Do đó, nếu mẹ phát hiện thấy thóp có vẻ lõm hơn bình tường thì có thể trẻ đang bị thiếu nước vì tiêu chảy, nôn, tình trạng suy dinh dưỡng nặng. Trường hợp đó, mẹ cần đưa trẻ đi bệnh viện để thăm khám kịp thời.

Có thể chạm vào thóp của trẻ không?

Có thể chạm tay vào thóp của trẻ nhưng phải hết sức nhẹ nhàng để không làm tổn thương thóp. Chưa kể, cần tránh những va đập khác từ đồ vật hay bất cứ tác nhân bên ngoài nào vào giữa thóp bảo vệ thóp. Khi ra đường, mẹ cũng có thể đội mũ cho trẻ để bảo vệ thóp.

Thóp đóng sớm có sao không?

Thóp đóng sớm không hề tốt một chút nào. Vì nguyên nhân thóp đóng sớm chủ yếu là do tình trạng cốt hóa quá sớm. Hộp sọ có thể không tiếp tục phát triển làm ảnh hưởng tới sự phát triển của đại não.
Thông thường, trung bình trẻ sẽ mất khoảng 14 tháng để đóng thóp, nếu thóp trẻ đóng sớm hơn nhiều so với thời gian đó thì mẹ cần phải cho trẻ đi khám bác sĩ ngay.

Mối liên hệ giữa thóp và sức khỏe

Khi mẹ và bé chơi với nhau, nếu quan sát thóp, mẹ có thể nhận biết một số vấn đề sức khỏe mà bé đang mắc phải. Ví dụ khi thóp bị lõm sâu, là trẻ bị mất nước và mẹ cần cho trẻ bú đủ sữa để bù đắp lượng nước đã mất.
  • Thóp phồng lớn là do bị chấn thương đầu, nhiễm trùng não, đặc biệt là khi bé bị sốt hay buồn ngủ.
  • Nếu thóp đóng sớm trước 2 tháng thì não hoặc xương đầu trẻ bị cốt hóa sớm. Điều này sẽ khiến cho phần đại não không thể phát triển và gây ảnh hưởng lớn đến trí tuệ của bé.
  • Thóp không đóng mà mở rộng hơn theo tuổi thì nguyên nhân do xương chậm cốt hóa và một nguyên nhân khác là từ tuyến giáp của trẻ. Tuyến giáp có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến sự hoàn thiện các khung xương, nhất là khung xương sọ.
Phần lớn trường hợp, mẹ không cần quá lo lắng khi thóp trẻ sơ sinh bị lõm. Tuy nhiên, để tránh không cho bệnh phát triển hay e ngại về những rối loạn hiếm gặp thì tốt nhất nên đưa trẻ đi khám bác sỹ để kiểm tra thêm.

Tham khảo bài viết gốc ở : Thóp trẻ sơ sinh bị lõm có nguy hiểm không?



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2UGtSa2
via IFTTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét