Thay đổi thời tiết sẽ dễ khiến trẻ bị ho, cảm, sổ mũi, làm trẻ khó chịu và hay quấy khóc hơn. Thường trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi biến chứng là do nhiều cha mẹ thiếu kiến thức chăm sóc làm bệnh nặng lên thành viêm xoang, viêm phế quản. Hãy cùng Viknews Việt Nam tìm hiểu các mẹo chữa nghẹt mũi ở trẻ em đơn giản, hiệu quả nhất trong bài viết sau:
Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi
Để biết cách chữa nghẹt mui cho trẻ, mẹ cần biết được nguyên nhân gây ra bệnh để có các biện pháp phòng ngừa tốt hơn. Dưới đây là một số các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra triệu chứng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ.
[caption id="attachment_40209" align="aligncenter" width="750"] Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi[/caption]
• Do thời tiết thay đổi: Đặc biệt trong giai đoạn giao mùa giữa nóng chuyển sang lạnh thì trẻ rất hay bị sổ mũi. Trẻ còn nhỏ chưa nên dùng thuốc thì mẹ có thể trị sổ mũi cho bé bằng hành tây ngay tại nhà cũng rất hiệu quả.
• Do sức đề kháng của trẻ không tốt: Sức đề kháng kém khiến trẻ dễ bị vi khuẩn, vi rút xâm nhập, rất dễ bị sổ mũi, nghẹt mũi gây khó thở.
• Do trẻ mắc phải một số bệnh lý: Trẻ bị nghẹt mũi có thể do đang mắc một số bệnh nào đó về hô hấp như cảm cúm, viêm xoang,…Nếu vậy, mẹ có thể sử dụng gừng để trị nghẹt mũi cho trẻ.
• Do ngạt mũi sơ sinh: Trường hợp này hay xảy ra với các bé dưới 1 tuổi nếu không kèm theo các triệu chứng nào khác. Lý do là nước nhầy bào thai chưa được hút sạch khỏi đường hô hấp của bé nên gây ra tình trạng sổ mũi này. Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.
Mẹo chữa nghẹt mũi ở trẻ em đơn giản mà hiệu quả
Dưới đây là một vài mẹo chữa nghẹt mũi ở trẻ em mà mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà, không cần dùng thuốc mà khả năng khỏi bệnh cao:
• Day huyệt nghinh hương của trẻ
Huyệt nghinh hương hay còn có tên gọi khác là nghênh hương có tác dụng thông tỷ khiếu, tán phong nhiệt, thanh hỏa khí, giúp chữa viêm mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi…
Vị trí huyệt nằm ngay 2 bên cánh mũi, trên rãnh mũi má, cách cánh mũi khoảng 0,8 đến 0,9 cm. Trẻ ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng day bấm được huyệt này, đảm bảo an toàn và không gây tác dụng phụ như dùng thuốc kháng sinh.
Cách thực hiện rất đơn giản. Thấy trẻ bị nghẹt mũi, mẹ dùng đầu ngón tay day bấm huyệt nghinh hương ở hai bên lỗ mũi trong 1-2 phút đến khi trẻ thấy cay cay sống mũi, có cảm giác căng tức cả hai cánh mũi và gò má là được. Chú ý dùng lực vừa phải, không được dùng lực mạnh. Mỗi ngày mẹ có thể thực hiện nhiều lần liên tục trong 7 ngày tùy vào tiến triển của bệnh.
• Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Mẹ dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi trẻ ngày 3 đến 4 lần nếu thấy con hay bị hắt hơi. Đặc biệt chú ý, nếu trẻ chảy nước mũi nhiều mà dừng không nhỏ mũi sẽ khiến viêm mũi kéo dài lâu hơn, nặng hơn.
Khi áp dụng mẹo này, mẹ cần chú ý trước khi nhỏ cho trẻ, mẹ cần ngâm lọ nước nhỏ mũi vào nước ấm, không phải nước nóng.
Trước khi nhỏ mũi, nên xì và hút hết chất dịch nhày, mủ ứ đọng trong hốc mũi, thì khi nhỏ thuốc mới có tác dụng.
Tư thế nhỏ mũi tốt nhất là để trẻ nằm ngửa hoặc ngồi, ngửa đầu nhiều nhất ra sau để thuốc vào sâu trong hốc mũi. Lúc nhỏ, nên đưa đầu ống nhỏ sâu trong hốc mũi trẻ khoảng 1 cm, rồi nhỏ từ từ 2 đến 3 giọt vào mũi trẻ. Nhỏ xong hãy ấn cánh mũi trong vài giây.
Trẻ sổ mũi nhiều thì sau khi nhỏ mũi, mẹ nên hút mũi thêm lần nữa để tránh trẻ hít ngược lại nước mũi vào trong, gây viêm nhiễm.
[caption id="attachment_40207" align="aligncenter" width="660"] Mẹo chữa nghẹt mũi ở trẻ em bằng nước muối sinh lý[/caption]
• Sử dụng dầu tràm - khuynh diệp xoa vào lòng bàn chân
Hai loại dầu này có tác dụng nhanh chóng đối với trẻ bị nghẹt mũi. Ngay khi thấy trẻ có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, mẹ hay xoa ngay dầu tràm - khuynh diệp vào lòng bàn chân của trẻ. Day lòng bàn chân mỗi bên 1 phút rồi đeo ngay tất vào là được. Chắc chắn bệnh sẽ được cải thiện đáng kể, đặc biệt là với trẻ sơ sinh.
• Sử dụng máy phun hơi ẩm
Thời tiết hanh khô, hay để trẻ ở trong môi trường điều hòa quá lâu, khi trẻ phải hít vào không khí quá khô cũng sẽ dẫn đến bị nghẹt mũi. Tốt nhất, mẹ nên để sẵn trong phòng ngủ một máy phun hơi ẩm để không khí đủ độ ẩm và trẻ dễ dàng hít thở hơn.
Trên đây là một vài mẹo chữa nghẹt mũi ở trẻ em mẹ nên ghi nhớ để sử dụng khi cần. Nghẹt mũi là bệnh rất hay gặp ở trẻ mọi lứa tuổi, nhất là trẻ sơ sinh thì chữa bệnh không dùng thuốc mà vẫn hiệu quả là rất cần thiết.
Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây : Mẹo chữa nghẹt mũi ở trẻ em đơn giản, hiệu quả nhất
from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2PizDo9
via IFTTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét