Phóng noãn là hiện tượng khá bình thường trong chu kì rụng trứng hay chu kì kinh nguyệt của chị em. Trứng rụng sau bao lâu thì cơ thể xảy ra hiện tượng phóng noãn? Đây là câu hỏi được khá nhiều chị em quan tâm. Hôm nay, Viknews Việt Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu về chủ đề này nhé!!!!!
Phóng noãn là hiện tượng gì?
Phóng noãn là hiện tượng khi trứng đến thời kì chín thì sẽ được giải phóng. Hiện tượng này còn gọi là sự rụng trứng.
[caption id="attachment_40357" align="aligncenter" width="600"] Phóng noãn là hiện tượng gì?[/caption]
Phóng noãn là một phần trong chu kì kinh nguyệt của người phụ nữ. Sau khi trứng rụng, cơ thể chị em phụ nữ sẽ có khả năng thụ thai nếu có sự xuất hiện của tinh trùng, còn nếu không gặp được tinh trùng thì trứng sẽ đi theo vòi trứng đến cổ tử cung và bị đào thải tại đây.
Thông thường mỗi lần phóng noãn chỉ có một trứng được chín, tuy nhiên một số trường hợp khác số trứng chín lại nhiều hơn một khiến cho họ có khả năng mang thai đôi hoặc ba nếu được thụ thai thành công. Vì sự hoạt động sinh học này, chúng ta có thể thấy, trứng chỉ có thể chính và có khả năng hình thành bào thai trong một vài ngày xung quanh thời kì rụng trứng, ngoài thời gian trên thì khả năng có thai hoàn toàn thấp.
Có thể làm gì trong chu kì rụng trứng?
Chu kì rụng trứng chỉ kéo dài từ 12-24 giờ. Trong thời gian này, trứng cần được thụ tinh bởi tinh trùng nếu không nó sẽ chết và bị hút vào màng bụng, gây bong tróc lớp niêm mạc bên ngoài dẫn đến sự hành kinh hàng tháng. Có thể nói trứng chỉ có thể sống được từ 12-24 giờ sau khi rụng. Thời gian này có thể thay đổi ngắn hơn hoặc dài hơn tuỳ thuộc vào độ tuổi, cơ địa và tình trạng sức khoẻ của người phụ nữ. Nếu tinh thần của chị em tốt, không chịu áp lực, stress thì thời gian này có thể kéo dài hơn.
[caption id="attachment_40356" align="aligncenter" width="1200"] Chu kì rụng trứng[/caption]
Nếu bạn đang có mong muốn sinh con thì nên chú ý tới khoảng thời gian này. Chu kì rụng trứng diễn ra chỉ trong vòng 12-24 giờ có nghĩa là chúng ta chỉ có nửa ngày để tiến hành thụ thai????
Câu trả lời là không, thời gian ấy dài hơn rất nhiều. Tuy trứng rụng chỉ trong vòng 12-24 giờ, nhưng tinh trùng lại có thể sống được từ 4-5 ngày trong cơ thể của người phụ nữ. Tức là chúng ta sẽ có tới 4-5 ngày trước ngày rụng trứng để tiến hành thụ thai. Nếu bạn đang mong muốn sinh con thì nên chú ý tới thời gian này, nên thực hiện chuyện giường chiếu một cách thường xuyên. Còn nếu đang tránh có thai thì bạn nên chú ý thời gian này nhé vì thời gian này khả năng dính bầu rất cao.
Trứng rụng bao lâu thì phóng noãn?
Thông thường mất tầm 28-32 ngày thì cơ thể sẽ giải phóng một noãn mới và bắt đầu một chu kì rụng trứng và kinh nguyệt. Sau chu kì rụng trứng, khoảng hai tuần sau, cơ thể sẽ xuất hiện hiện tượng hành kinh hàng tháng. Dấu hiệu này hoàn toàn bình thường. Tuỳ thuộc vào một số yếu tố khiến cho thời gian này có thể đến sớm hoặc muộn hơn một vài ngày.
[caption id="attachment_40355" align="aligncenter" width="660"] Trứng rụng bao lâu thì phóng noãn[/caption]
Một người phụ nữ trưởng thành và không mang thai thì tháng nào cũng sẽ xảy ra hiện tượng rụng trứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ở phụ nữ hiếm muộn hoặc khó có con thì hiện tượng phóng noãn không xảy ra, trứng không rụng được và không thể thực hiện được quá trình thụ tinh khiến họ không thể mang thai được. Trường hợp này không phải là ít, hiện nay số người mắc tình trạng này ngày càng có xu hướng gia tăng bởi chất lượng cuộc sống tuy cao, nhưng môi trường sống không được đảm bảo, thực phẩm nhiều chất độc hại, ô nhiễm,... hoặc có thể do cơ địa của người đó. Khi có tình trạng hiếm muộn, các bạn cần đến các cơ sở y tế để thực hiện khám và chữa trị.
Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã hơn về chu kì sinh học của mình cũng như nam giới nên chú ý về thời gian này hơn để tránh tình trạng có thai ngoài ý muốn hoặc gia tăng khả năng thụ thai của các cặp vợ chồng.
Xem thêm: Tiêm thuốc kích trứng sau bao lâu thì trứng rụng? Cách làm này có an toàn không?
Coi thêm tại : Trứng rụng bao lâu thì cơ thể xảy ra hiện tượng phóng noãn?
from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2GmLzBo
via IFTTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét