Rất nhiều bà bầu hay cảm thấy bụng bị cồn cào khi mang thai, và không biết đó có phải do sức khỏe yếu hay vì một bệnh lý nào đó hay không. Hãy cùng
Viknews Việt Nam đi tìm câu trả lời ngay nhé!
Nguyên nhân khiến bụng cồn cào khi mang thai
Bụng cồn cào khi mang thai không phải là hiện tượng hiếm gặp, và cũng không phải do một bệnh lý nghiêm trọng nào. Nguyên nhân chính chủ yếu như sau:
[caption id="attachment_40146" align="aligncenter" width="600"] Có nhiều nguyên nhân gây bụng đói cồn cào khi mang thai[/caption]
- Do bé bị đói:
Nhiều lúc bà bầu thấy cồn cào là do thai nhi bị đói. Con đói cũng có thể khiến mẹ cảm thấy đói theo. Những lúc như vậy, bà bầu cần tìm đồ để ăn ngay.
Không cần ăn những thứ to tát, chỉ cần ăn những món ăn vặt là được. Không nên để cơn đói quá lâu sẽ khiến thai nhi bị béo phì khi sinh ra do cơ thể quen tích trữ chất béo.
Thai càng lớn, bà bầu càng dễ đói bụng và cần ăn nhiều hơn. Giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba là thời gian bà bầu thấy hay cồn cào nhất.
2 dấu hiệu khác cũng cho thấy thai nhi đang đói cồn cào:
- Bé liên tục đạp: Đó là tín hiệu bé muốn nhắc mẹ hãy đi ăn gì đó đi. Nếu đúng như vậy, ngay sau khi bạn ăn hay uống gì đó, bé sẽ bớt đạp ngay hoặc không đạp nữa.
- Bé trườn phần bụng xuống dưới: Nếu bé có tín hiệu máy nhẹ hoặc trườn xuống bụng dưới khi mẹ đang làm việc và vận động thì có thể bé đang đói.
- Uống quá nhiều nước: Bà bầu khi mang thai cần bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày. Tuy nhiên, việc uống nhiều nước có thể khiến bà bầu no lâu, giảm lượng ăn xuống nên nhanh đói.
- Ăn quá nhiều đồ ăn cay: Những loại gia vị cay sẽ kích thích lớp lót dạ dày, tăng nguy cơ bị loét dạ dày. Loét dạ dày ở mức nhẹ sẽ khiến bà bầu có cẩm giác giống như đói bụng cồn cào.
- Sự phát triển của thai nhi: Khi sang đến tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi sẽ phát triển nhanh chóng hơn. Nếu mẹ ăn không đủ sẽ luôn có cảm giác đói, bên cạnh đó, gây nhiều bất lợi khác cho cả mẹ và con.
- Do sự thay đổi hormone: Bà bầu khi
mang thai sẽ có cự thay đổi đáng kể lượng hormone trong cơ thể. Việc thường xuyên ốm nghén sẽ khiến bà bầu cảm thấy đói bụng cồn cào như thể chưa ăn gì.
[caption id="attachment_40147" align="aligncenter" width="750"] Mẹ thường xuyên ốm nghén cũng khiến bụng cồn cào[/caption]
- Ăn quá nhanh: Vì não bộ vẫn chưa kịp kích hoạt một số bộ phận khi bà bầu ăn quá nhanh. Khiến cho cảm giác đói chưa bị ức chế nên vẫn cảm thấy đói.
- Ăn quá ít: Vì sợ ăn nhiều sẽ khiến cân nặng tăng nhanh nên nhiều bà bầu khi mang thai vẫn không ăn nhiều hơn bình thường là mấy. Đây là một sai lầm vì giờ bà bầu không chỉ ăn cho mình, mà còn ăn cho con nữa, cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng co thai nhi.
- Do các tác dụng phụ của thuốc: Nhiều loại thuốc bà bầu khi phải sử dụng có chứa corticosteroid, somatropin sẽ có thể khiến bà bầu đói bụng liên tục.
- Căng thẳng thần kinh: Nhiều bà bầu mang thai hay bị stress, căng thẳng nên khiến cơ thể luôn kích thích và có cảm giác thèm ăn để chống lại những căng thẳng này.
- Nhiễm giun sán: Ai bị nhiễm giun sán cũng sẽ nhanh đói và có cảm giác thèm ăn hơn vì giun sán sẽ đánh cắp nhiều chất dinh dưỡng của cơ thể, dẫn đến sự thiếu hụt.
- Thiếu chất xơ: Chất xơ sẽ làm chậm sự hấp thụ thực phẩm, tăng lượng glucose trong máu, từ đó tăng cường cảm giác no. Do đó, khi thiếu chất xơ sẽ khiến mẹ nhanh đói hơn.
Cách loại bỏ cảm giác xót ruột khi mang thai?
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bà bầu nên xây dựng một dhế độ ăn uống khoa học mỗi ngày để giúp dạ dày không thèm ăn. Ngoài các bữa chính, nên chuẩn bị sẵn một số bữa phụ để tránh tình trạng đói bụng.
- Chia nhỏ các bữa ăn: Mỗi ngày, bà bầu nên ăn khoảng 5 bữa, trong đó có 3 bữa chính đầy đủ tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Các bữa còn lại coi là bữa phụ, ăn những món ăn vặt đơn giản.
- Ăn chậm và nhai kỹ: Cách ăn này sẽ rất tốt cho thời kỳ mang thai mà còn giúp mẹ giảm cân sau sinh hiệu quả. Nhai kỹ sẽ làm nước bọt tiết ra từ khoang miệng cũng có chứa các enzym tiêu hóa giúp giảm gánh nặng cho dạ dày.
- Bổ sung đầy đủ chất xơ: Việc bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi là cách cung cấp chất xơ, một phương thuốc tuyệt vời giúp loại bỏ hiện tượng táo bón, khó tiêu, bị xót ruột khi mang thai.
[caption id="attachment_40148" align="aligncenter" width="600"] Nên bổ sung nhiều chất xơ[/caption]
- Uống nước đúng cách: Không nên uống quá nhiều hay quá ít nước. Đặc biệt, không nên uống nước trước và ngay sau bữa ăn để tránh cảm giác sôi bụng khi mang thai.
Trên đây là những nguyên nhân và cách giải quyết để tránh bụng cồn cào khi mang thai dành cho các bà bầu. Hi vọng, với những thông tin hữu ích hơn, bà bầu sẽ biết cách điều chỉnh chế độ ăn, sinh hoạt để không bị đói nữa.
Xem bài nguyên mẫu tại : Tại sao nhiều bà bầu thấy bụng cồn cào khi mang thai
from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2UMaecv
via
IFTTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét