Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

Tiêm phòng lao bao lâu thì mưng mủ? Hiện tượng mưng mủ có gây nguy hiểm không?

Trẻ nhỏ sau khi sinh sẽ được tiêm phòng vacxin ngừa bệnh lao. Đây là căn bệnh lây lan và khá nguy hiểm, tuy nhiên nếu được tiêm phòng thì không có gì đáng lo ngại. Sau khi tiêm phòng, những nốt tiêm có dấu hiệu mưng mủ khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Vậy tiêm phòng lao bao lâu thì mưng mủ? Hiện tượng mưng mủ có gây nguy hiểm không? Hôm nay, Viknews Việt Nam sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn nhé!!!

Tiêm phòng lao

Tiêm phòng vacxin ngừa bệnh lao dành cho trẻ sơ sinh là một chương trình mà bộ Y tế đã triển khai từ rất lâu. Việc tiêm phòng lao này hoàn toàn miễn phí nên các gia đình có con nhỏ không cần lo lắng và đây có thể nói là quyền lợi của các bé.

[caption id="attachment_40711" align="aligncenter" width="800"]tiêm phòng lao bao lâu thì mưng mủ Tiêm phòng lao[/caption]

Tiêm phòng lao được thực hiện trong tháng đầu tiên khi các bé mới chào đời. Việc tiêm phòng lao rất cần thiết vì đây là một căn bệnh lây lan với tốc độ khá nhanh và nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu được tiêm phòng vacxin thì khả năng mắc bệnh hầu như là không có. Các bác sĩ khuyên rằng nên cho trẻ tiêm phòng tốt nhất từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 3, lúc này trẻ đã khá cứng cáp để chịu được vết tiêm và đây cũng là lúc phù hợp nhất và hiệu quả nhất để đưa vacxin lao vào cơ thể.

Tiêm phòng lao bao lâu thì mưng mủ?

Sau khi được tiêm vacxin lao 3-4 thì vết tiêm trên vai của các bé sẽ có một vết sưng to và đỏ, vài ngày tiếp theo vết tiêm sẽ mưng mủ. Biểu hiện này khiến nhiều bà mẹ cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, hiện tượng này rất bình thường khi tiêm vacxin không có gì đáng lo ngại cả.

[caption id="attachment_40712" align="aligncenter" width="640"]TIÊM PHÒNG LAO BAO LÂU THÌ MƯNG MỦ Tiêm phòng lao bao lâu thì mưng mủ?[/caption]

Khoảng 10-15 ngày sau đó, vết mủ này sẽ tràn dịch và khô miệng đóng vảy. Vết tiêm vacxin lao sẽ để lại một vết sẹo lớn trên vai của bé, vết sẹo này sẽ tồn tại trong vòng nhiều năm và đây là dấu hiệu để phát hiện bé đã được tiêm chủng vacxin lao hay chưa.

Với một số bé có sức khoẻ yếu thì vết mủ này sẽ mưng mủ đến 2-3 tháng, trong trường hợp này các mẹ nên chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ không để vết mủ vỡ ra, có thể gây nhiễm trùng.

Một số biểu hiện sau khi tiêm phòng lao

Ngoài hiện tượng xuất hiện vết mưng mủ sau tiêm, cơ thể bé còn có một số biểu hiện khác như ốm, sốt nhiều ngày, sưng đau tại chỗ, tuy nhiên đây là các phản ứng sau tiêm rất bình thường nên các mẹ không cần quá lo lắng.

Vết tiêm khi bị mưng mủ thì không nên nặn ra mà để chúng tự lành, vì việc nặn ra có thể khiến các bé bị đau, không những thế nếu không được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ rất có thể bị nhiễm trùng. Việc nặn mủ không gây ảnh hưởng gì quá lớn, tuy nhiên các bác sĩ khuyên rằng tốt nhất các mẹ nên để vết tiêm tự lành, đóng vảy và bong ra.

Có thể tiêm phòng vacxin lao tại đâu?

Có hai hình thức tiêm phòng vacxin lao đang được áp dụng hiện nay đó là theo hình thức tiêm chủng mở rộng và tiêm theo dịch vụ.

[caption id="attachment_40713" align="aligncenter" width="800"]tiêm phòng lao bao lâu thì mưng mủ Có thể tiêm phòng lao tại đâu?[/caption]

Nếu chọn hình thức tiêm chủng mở rộng, đây là chương trình của bộ Y tế, bạn sẽ không mất bất kì một khoản phí nào cả cho việc tiêm chủng và lịch tiêm phòng là 5-20 hàng tháng tại trạm y tế xã nơi mình sinh sống.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dịch vụ tiêm ngoài, dịch vụ này mất phí thuốc và khám tổng thể dao động từ 75000-200000 vnd. Dịch vụ tiêm ngoài được cấp phép tại các phòng khám uy tín và trung tâm y tế dự phòng,...

Tuyệt đối không thực hiện tiêm chủng tại nhà vì việc này khá nguy hiểm, không thể đảm bảo được chất lượng thuốc như thế nào, có thể gây nguy hiểm tới sức khoẻ của bé.

Sau khi tiêm phòng lao, các mẹ nên chú ý gì?

Sau khi tiêm phòng vacxin, vết thương của bé rất đau là ngứa ngáy, các mẹ nên chú ý sử dụng nguồn nước sạch để vệ sinh một cách thường xuyên, bên cạnh đó khi lau, tắm cho bé cần nhẹ nhàng tránh động đến vết thương khiến bé đau nhức.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh không đi ngoài trong gần 1 tuần – Mẹ không biết phải làm sao?

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây : Tiêm phòng lao bao lâu thì mưng mủ? Hiện tượng mưng mủ có gây nguy hiểm không?



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2GFE8GF
via IFTTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét